Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) có kế hoạch phát triển một loại xe tăng chiến đấu thế hệ mới hiện đại mang tên “Xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai” (FMBT).
Theo Tổng Giám đốc DRDO V.K.Saraswat, cố vấn khoa học của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết với trọng lượng 50 tấn, xe tăng FMBT sẽ cơ động hơn so với loại xe tăng Arunjj nặng 60 tấn hiện có.
FMBT có nhiều tính năng ưu việt, được trang bị các thiết bị hồng ngoại để tác chiến ban đêm, khả năng khai hỏa nhanh để tiêu diệt các vũ khí chống tăng của đối phương trước khi bị tấn công, có khả năng cơ động và di chuyển nhanh nên khó bị vũ khí chống tăng của địch bắn trúng.
Loại xe tăng mới này có khả năng tác chiến trong cả điều kiện chiến tranh hạt nhân, có thể bảo vệ được kíp chiến đấu không bị tác động của phóng xạ.
FMBT được trang bị hỏa lực rất mạnh, trong đó có súng 120mm, có thể thực hiện chức năng kép, bắn cả đạn pháo và tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không tầm thấp. FMBT còn được trang bị hệ thống thu nhận thông tin hiện đại, bảo đảm cho kíp chiến đấu luôn được thông tin đầy đủ về diễn biến trên chiến trường.
Dự kiến, Ấn Độ sẽ chế tạo 4.000 xe tăng FMBT để trang bị cho quân đội nước này với chi phí khoảng 22 tỷ USD (gần 5,5 triệu USD)/chiếc).
Xe tăng Arunj cũng do Ấn Độ tự chế tạo có tốc độ tối đa 70 km/giờ, tốc độ chạy trên địa hình phức tạp 40 km/giờ. Loại xe này có ưu thế hơn xe tăng thế hệ thứ ba vì có vỏ thép chống đạn tốt hơn, được trang bị hệ thống tự động phát hiện và khai hoả tấn công mục tiêu.
Sau các cuộc thử nghiệm so sánh giữa Arunj và T-90 của Nga tại vùng sa mạc bang Rajasthan hồi tháng 3 vừa qua, quân đội Ấn Độ đã quyết định đặt mua thêm 124 xe Arunj vì loại xe này có nhiều ưu điểm so với T-90, nâng tổng số xe tăng loại này được đặt mua lên 248 chiếc kể từ năm 2004./.
Theo Tổng Giám đốc DRDO V.K.Saraswat, cố vấn khoa học của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết với trọng lượng 50 tấn, xe tăng FMBT sẽ cơ động hơn so với loại xe tăng Arunjj nặng 60 tấn hiện có.
FMBT có nhiều tính năng ưu việt, được trang bị các thiết bị hồng ngoại để tác chiến ban đêm, khả năng khai hỏa nhanh để tiêu diệt các vũ khí chống tăng của đối phương trước khi bị tấn công, có khả năng cơ động và di chuyển nhanh nên khó bị vũ khí chống tăng của địch bắn trúng.
Loại xe tăng mới này có khả năng tác chiến trong cả điều kiện chiến tranh hạt nhân, có thể bảo vệ được kíp chiến đấu không bị tác động của phóng xạ.
FMBT được trang bị hỏa lực rất mạnh, trong đó có súng 120mm, có thể thực hiện chức năng kép, bắn cả đạn pháo và tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không tầm thấp. FMBT còn được trang bị hệ thống thu nhận thông tin hiện đại, bảo đảm cho kíp chiến đấu luôn được thông tin đầy đủ về diễn biến trên chiến trường.
Dự kiến, Ấn Độ sẽ chế tạo 4.000 xe tăng FMBT để trang bị cho quân đội nước này với chi phí khoảng 22 tỷ USD (gần 5,5 triệu USD)/chiếc).
Xe tăng Arunj cũng do Ấn Độ tự chế tạo có tốc độ tối đa 70 km/giờ, tốc độ chạy trên địa hình phức tạp 40 km/giờ. Loại xe này có ưu thế hơn xe tăng thế hệ thứ ba vì có vỏ thép chống đạn tốt hơn, được trang bị hệ thống tự động phát hiện và khai hoả tấn công mục tiêu.
Sau các cuộc thử nghiệm so sánh giữa Arunj và T-90 của Nga tại vùng sa mạc bang Rajasthan hồi tháng 3 vừa qua, quân đội Ấn Độ đã quyết định đặt mua thêm 124 xe Arunj vì loại xe này có nhiều ưu điểm so với T-90, nâng tổng số xe tăng loại này được đặt mua lên 248 chiếc kể từ năm 2004./.
(TTXVN/Vietnam+)