“Sách trắng” về quản lý và chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại Ấn Độ vừa công bố cho biết số người mắc bệnh tiểu đường ở nước này có thể vượt ngưỡng 100 triệu người vào năm 2030 so với ước tính trước đây là 87 triệu người.
Hiện nay có hơn 61 triệu người tại Ấn Độ bị bệnh tiểu đường, tăng hơn 12% so với 50,8 triệu người năm ngoái.
Liên đoàn quốc tế về bệnh tiểu đường (IDF) ước tính khoảng 9,2% số người lớn tại Ấn Độ bị tiểu đường, chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc.
Năm 2012, bệnh tiểu đường đã cướp đi sinh mạng của 983.000 người tại Ấn Độ, đứng đầu số người tử vong do bệnh tật ở nước này.
Phát biểu tại hội nghị cấp cao về các loại bệnh không truyền nhiễm (NCD), do Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ và công ty dược phẩm Eli Lilly phối hợp tổ chức mới đây tại New Delhi, bà Sayeda Hameed, thành viên Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ nói rằng mặc dù đã triển khai nhiều chương trình cấp quốc gia và cấp bang nhằm phòng, chữa bệnh tiểu đường và nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của bệnh này, song cần phải có sự phối hợp của nhiều lĩnh vực xã hội để đương đầu với những thách thức do NCD gây ra trong tương lai./.
Hiện nay có hơn 61 triệu người tại Ấn Độ bị bệnh tiểu đường, tăng hơn 12% so với 50,8 triệu người năm ngoái.
Liên đoàn quốc tế về bệnh tiểu đường (IDF) ước tính khoảng 9,2% số người lớn tại Ấn Độ bị tiểu đường, chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc.
Năm 2012, bệnh tiểu đường đã cướp đi sinh mạng của 983.000 người tại Ấn Độ, đứng đầu số người tử vong do bệnh tật ở nước này.
Phát biểu tại hội nghị cấp cao về các loại bệnh không truyền nhiễm (NCD), do Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ và công ty dược phẩm Eli Lilly phối hợp tổ chức mới đây tại New Delhi, bà Sayeda Hameed, thành viên Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ nói rằng mặc dù đã triển khai nhiều chương trình cấp quốc gia và cấp bang nhằm phòng, chữa bệnh tiểu đường và nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của bệnh này, song cần phải có sự phối hợp của nhiều lĩnh vực xã hội để đương đầu với những thách thức do NCD gây ra trong tương lai./.
(TTXVN)