Đại diện các nước ASEAN đã tham dự hội thảo "An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ", tổ chức trong hai ngày 12 và 13/3, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hội thảo này là hoạt động trong chương trình hợp tác đa phương giữa Nhật Bản và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tại hội thảo, các đại biểu nghe giới thiệu những nội dung như kết quả đạt được và những thách thức về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; chiến lược toàn cầu của WTO về chăm sóc sức khỏe cho người lao động 2008-2017; chương trình và các văn kiện của ILO nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á.
An toàn vệ sinh lao động trong kế hoạch của cộng đồng văn hóa xã hội các nước ASEAN; an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản; mở rộng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động trong khu vực kinh tế phi kết cấu ở Campuchia; chương trình tư vấn ở Philippines, cũng được giới thiệu tại hội thảo này.
Nhiều chủ đề đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi như tình hình an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và Châu Á; thực hiện an toàn vệ sinh lao động để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN; dự án đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam và ASEAN.
Các đại biểu dự hội thảo đã nhất trí đưa ra 12 khuyến nghị nhằm thúc đẩy dịch vụ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong ASEAN giai đoạn 2010-2015, trong đó chú trọng đến các vấn đề như tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các nước AESAN, các đơn vị, cơ sở, cơ quan xây dựng chính sách và cung cấp các dịch vụ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động; thúc đẩy, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bài học trong việc thực hiện chính sách, thực hiện các chương trình thúc đẩy dịch vụ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong khu vực ASEAN thông qua các hội thảo quốc gia, hội thảo khu vực.
Khuyến khích sự tham gia phối hợp của các cơ sở cung cấp dịch vụ an toàn sức khỏe nghề nghiệp, nhất là huấn luyện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong các chương trình chung; đưa các khuyến nghị của Hội nghị vào kế hoạch của mạng an toàn vệ sinh lao động "ASEAN-OSH-NET"; ghi nhận những mô hình cung cấp dịch vụ an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại một số nước như Singapore, Thái Lan và thúc đẩy hoạt động, nhân rộng mô hình trong cộng đồng, cũng được nhiều đại biểu quan tâm.
Tại Việt Nam, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp diễn biến phức tạp. Năm 2009, cả nước có khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động, làm chết 550 người và trên 1.200 người bị thương, nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động vi phạm về an toàn vệ sinh lao động. Tình trạng này sẽ ngày càng phức tạp trong những năm tiếp theo nếu như không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hội thảo được tổ chức là một hoạt động thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ lần thứ 12 nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các nước ASEAN, từ đó tìm ra giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đến thăm và tìm hiểu phương thức làm việc của một số doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên./.
Hội thảo này là hoạt động trong chương trình hợp tác đa phương giữa Nhật Bản và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tại hội thảo, các đại biểu nghe giới thiệu những nội dung như kết quả đạt được và những thách thức về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; chiến lược toàn cầu của WTO về chăm sóc sức khỏe cho người lao động 2008-2017; chương trình và các văn kiện của ILO nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á.
An toàn vệ sinh lao động trong kế hoạch của cộng đồng văn hóa xã hội các nước ASEAN; an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản; mở rộng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động trong khu vực kinh tế phi kết cấu ở Campuchia; chương trình tư vấn ở Philippines, cũng được giới thiệu tại hội thảo này.
Nhiều chủ đề đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi như tình hình an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và Châu Á; thực hiện an toàn vệ sinh lao động để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN; dự án đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam và ASEAN.
Các đại biểu dự hội thảo đã nhất trí đưa ra 12 khuyến nghị nhằm thúc đẩy dịch vụ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong ASEAN giai đoạn 2010-2015, trong đó chú trọng đến các vấn đề như tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các nước AESAN, các đơn vị, cơ sở, cơ quan xây dựng chính sách và cung cấp các dịch vụ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động; thúc đẩy, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bài học trong việc thực hiện chính sách, thực hiện các chương trình thúc đẩy dịch vụ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong khu vực ASEAN thông qua các hội thảo quốc gia, hội thảo khu vực.
Khuyến khích sự tham gia phối hợp của các cơ sở cung cấp dịch vụ an toàn sức khỏe nghề nghiệp, nhất là huấn luyện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong các chương trình chung; đưa các khuyến nghị của Hội nghị vào kế hoạch của mạng an toàn vệ sinh lao động "ASEAN-OSH-NET"; ghi nhận những mô hình cung cấp dịch vụ an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại một số nước như Singapore, Thái Lan và thúc đẩy hoạt động, nhân rộng mô hình trong cộng đồng, cũng được nhiều đại biểu quan tâm.
Tại Việt Nam, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp diễn biến phức tạp. Năm 2009, cả nước có khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động, làm chết 550 người và trên 1.200 người bị thương, nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động vi phạm về an toàn vệ sinh lao động. Tình trạng này sẽ ngày càng phức tạp trong những năm tiếp theo nếu như không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hội thảo được tổ chức là một hoạt động thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ lần thứ 12 nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các nước ASEAN, từ đó tìm ra giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đến thăm và tìm hiểu phương thức làm việc của một số doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên./.
Thu Hằng (Vietnam+)