Tối 20/3, (nhằm ngày Giáp Tuất 16/2, năm Tân Mão), lễ tế Xã Tắc được tái hiện lần thứ tư tại Huế. Đây là lễ tế có từ thời Nguyễn, tổ chức vào mùa xuân và được xếp vào hàng Đại tự (chỉ đứng sau Lễ tế Nam Giao), với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ tế Xã Tắc năm nay diễn ra đầy đủ nghi thức như Đoàn Ngự đạo xuất cung, tế lễ ở đàn Xã Tắc và đoàn Ngự đạo hồi cung. Lễ tế quy tụ 550 diễn viên; cùng với hai con voi, bốn con ngựa tham gia đoàn ngự đạo.
Ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Lễ tế Xã Tắc ở Huế có hai phần. Phần một là phần phục dựng các hình thức nghi lễ (có tính chất trình diễn) và phần hai là phần dành cho mọi người dâng hương. Nghi lễ được nghiên cứu và phục dựng rất bài bản, công phu, mục đích nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, giới thiệu không gian diễn xướng của những loại hình Đại nhạc, Nhã nhạc, Múa cung đình, trình diễn vẻ đẹp của văn hóa nghi lễ và trang phục truyền thống cung đình Huế xưa.
Phần sau là dành cho người dân đến để dâng hương, ước nguyện cho mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, cuộc sống thanh bình. Lễ tế Xã Tắc vì thế đã được xã hội hóa tối đa để trở thành một lễ hội cộng đồng, trong đó, người dân được xem là chủ thể tinh thần của lễ tế.
Đàn Xã Tắc của vương triều Nguyễn được xây dựng vào năm 1806 dưới thời Gia Long, nằm trong phạm vi Kinh thành. Đây là nơi nhà vua cúng tế Xã (thần Đất) và Tắc (thần Lúa). Người xưa quan niệm, Xã là thần lớn nhất trong năm vị thần, Tắc là loại quý nhất trong ngũ cốc. Tắc mà không có Xã sẽ không sinh trưởng được. Xã mà không có Tắc sẽ hoang vu. Do vậy, hiệp tế Xã-Tắc là công lợi ngang nhau. Vua chúa triều Nguyễn khi xây dựng đàn đã cho lấy đất của tất cả các nơi trong cả nước về đắp, vì thế mà nó mang một ý nghĩa đặc biệt linh thiêng.
Hiện, việc trùng tu di tích đàn Xã Tắc tại Huế đang tiếp tục hoàn thiện, theo một lộ trình kéo dài từ nhiều năm nay.../.
Lễ tế Xã Tắc năm nay diễn ra đầy đủ nghi thức như Đoàn Ngự đạo xuất cung, tế lễ ở đàn Xã Tắc và đoàn Ngự đạo hồi cung. Lễ tế quy tụ 550 diễn viên; cùng với hai con voi, bốn con ngựa tham gia đoàn ngự đạo.
Ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Lễ tế Xã Tắc ở Huế có hai phần. Phần một là phần phục dựng các hình thức nghi lễ (có tính chất trình diễn) và phần hai là phần dành cho mọi người dâng hương. Nghi lễ được nghiên cứu và phục dựng rất bài bản, công phu, mục đích nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, giới thiệu không gian diễn xướng của những loại hình Đại nhạc, Nhã nhạc, Múa cung đình, trình diễn vẻ đẹp của văn hóa nghi lễ và trang phục truyền thống cung đình Huế xưa.
Phần sau là dành cho người dân đến để dâng hương, ước nguyện cho mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, cuộc sống thanh bình. Lễ tế Xã Tắc vì thế đã được xã hội hóa tối đa để trở thành một lễ hội cộng đồng, trong đó, người dân được xem là chủ thể tinh thần của lễ tế.
Đàn Xã Tắc của vương triều Nguyễn được xây dựng vào năm 1806 dưới thời Gia Long, nằm trong phạm vi Kinh thành. Đây là nơi nhà vua cúng tế Xã (thần Đất) và Tắc (thần Lúa). Người xưa quan niệm, Xã là thần lớn nhất trong năm vị thần, Tắc là loại quý nhất trong ngũ cốc. Tắc mà không có Xã sẽ không sinh trưởng được. Xã mà không có Tắc sẽ hoang vu. Do vậy, hiệp tế Xã-Tắc là công lợi ngang nhau. Vua chúa triều Nguyễn khi xây dựng đàn đã cho lấy đất của tất cả các nơi trong cả nước về đắp, vì thế mà nó mang một ý nghĩa đặc biệt linh thiêng.
Hiện, việc trùng tu di tích đàn Xã Tắc tại Huế đang tiếp tục hoàn thiện, theo một lộ trình kéo dài từ nhiều năm nay.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)