Ngày 11/2, Anh và Ấn Độ đã ký hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự trong bối cảnh New Delhi tiếp tục phát triển chương trình năng lượng nguyên tử sau khi lệnh cấm vận hạt nhân của Anh được bãi bỏ.
Cao ủy Anh tại Ấn Độ Richard Stagg và Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử của Ấn Độ Srikumar Banerjee đã ký hiệp định tại New Delhi. Tuần trước hai bên đã nhất trí về nội dung hiệp định tại London, Anh.
Năm 2008, Anh đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ phục vụ các dự án dân sự.
Trước đó, thỏa thuận hợp tác hạt nhân mang tính bước ngoặt với Mỹ đã mở đường cho Ấn Độ phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ các mục đích dân sự. Ấn Độ đã ký các hiệp định tương tự với Pháp và Nga.
Theo Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Sing, phát triển năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng nhu cầu lớn về điện của nước này. Ước tính, tới năm 2050, các lò phản ứng hạt nhân có thể cung cấp 470.000MW điện cho Ấn Độ. Hiện 17 lò phản ứng của nước này cung cấp khoảng 4.120MW./.
Cao ủy Anh tại Ấn Độ Richard Stagg và Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử của Ấn Độ Srikumar Banerjee đã ký hiệp định tại New Delhi. Tuần trước hai bên đã nhất trí về nội dung hiệp định tại London, Anh.
Năm 2008, Anh đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ phục vụ các dự án dân sự.
Trước đó, thỏa thuận hợp tác hạt nhân mang tính bước ngoặt với Mỹ đã mở đường cho Ấn Độ phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ các mục đích dân sự. Ấn Độ đã ký các hiệp định tương tự với Pháp và Nga.
Theo Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Sing, phát triển năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng nhu cầu lớn về điện của nước này. Ước tính, tới năm 2050, các lò phản ứng hạt nhân có thể cung cấp 470.000MW điện cho Ấn Độ. Hiện 17 lò phản ứng của nước này cung cấp khoảng 4.120MW./.
(TTXVN/Vietnam+)