Thủ tướng Anh David Cameron ngày 2/1 đã gửi thư cho lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G8, trong đó đưa ra đề xuất về chương trình nghị sự Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 17-18/6 tại Anh.
Ông Cameron cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo G8 bắt đầu hành động ngay để đi đến nhất trí về những bước đi táo bạo nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các đề xuất của Thủ tướng Anh, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên G8 năm 2013, bao gồm tăng cường các biện pháp chống tham nhũng trong ngành khai thác khoáng sản quốc tế, tăng cường giám sát việc đóng thuế của các công ty xuyên quốc gia cũng như khởi động đàm phán về việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Cameron thừa nhận trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tiếp diễn, việc giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước vẫn là nhiệm vụ chính đối với lãnh đạo các nước G8. Tuy nhiên, chỉ có thể đạt được việc khôi phục nền kinh tế các nước với nỗ lực phối hợp của tất cả các quốc gia trong G8.
Thủ tướng Anh nhấn mạnh G8 chiếm khoảng 50% GDP toàn thế giới, vì vậy các tiêu chuẩn đầy tham vọng mà nhóm các nước công nghiệp phát triển này đặt ra, những bước đi táo bạo mà G8 áp dụng cùng với nỗ lực thống nhất trong khuôn khổ G8, có thể giúp cải thiện tình hình thế giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố sự phồn vinh không chỉ của các nước G8, mà của toàn thế giới.
Ông Cameron cho biết trọng tâm trong nghị trình Hội nghị thượng đỉnh G8 có 3 vấn đề: khuyến khích thương mại, kỷ luật thuế và đảm bảo sự minh bạch hơn trong nền kinh tế.
Ông Cameron cũng cho biết trong điều kiện ngân sách eo hẹp, các nước phương Tây sẽ không có ý định mở rộng "hầu bao" để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 6 tới, các nước G8 sẽ không hứa hẹn chi một khoản tiền nào đó và coi đó là thành công, mà sẽ thảo luận triển vọng những thay đổi dài hạn ở các nước cũng như những quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước G8.
G8 gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Italy, Nhật Bản, Canada và Nga và các nước luân phiên giữ chức chủ tịch nhóm này với nhiệm kỳ 1 năm./.
Ông Cameron cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo G8 bắt đầu hành động ngay để đi đến nhất trí về những bước đi táo bạo nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các đề xuất của Thủ tướng Anh, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên G8 năm 2013, bao gồm tăng cường các biện pháp chống tham nhũng trong ngành khai thác khoáng sản quốc tế, tăng cường giám sát việc đóng thuế của các công ty xuyên quốc gia cũng như khởi động đàm phán về việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Cameron thừa nhận trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tiếp diễn, việc giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước vẫn là nhiệm vụ chính đối với lãnh đạo các nước G8. Tuy nhiên, chỉ có thể đạt được việc khôi phục nền kinh tế các nước với nỗ lực phối hợp của tất cả các quốc gia trong G8.
Thủ tướng Anh nhấn mạnh G8 chiếm khoảng 50% GDP toàn thế giới, vì vậy các tiêu chuẩn đầy tham vọng mà nhóm các nước công nghiệp phát triển này đặt ra, những bước đi táo bạo mà G8 áp dụng cùng với nỗ lực thống nhất trong khuôn khổ G8, có thể giúp cải thiện tình hình thế giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố sự phồn vinh không chỉ của các nước G8, mà của toàn thế giới.
Ông Cameron cho biết trọng tâm trong nghị trình Hội nghị thượng đỉnh G8 có 3 vấn đề: khuyến khích thương mại, kỷ luật thuế và đảm bảo sự minh bạch hơn trong nền kinh tế.
Ông Cameron cũng cho biết trong điều kiện ngân sách eo hẹp, các nước phương Tây sẽ không có ý định mở rộng "hầu bao" để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 6 tới, các nước G8 sẽ không hứa hẹn chi một khoản tiền nào đó và coi đó là thành công, mà sẽ thảo luận triển vọng những thay đổi dài hạn ở các nước cũng như những quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước G8.
G8 gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Italy, Nhật Bản, Canada và Nga và các nước luân phiên giữ chức chủ tịch nhóm này với nhiệm kỳ 1 năm./.
(TTXVN)