Sau mười lăm năm giã từ sân khấu, Nghệ sỹ ưu tú Lê Tiến Mạnh từng nổi danh với những tiết mục hề xiếc như tung vòng, hề tặng bóng, hề thợ mộc, hề trứng, hề đồng hồ... sẽ trở lại với sàn diễn trong một chương trình hoành tráng do Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức từ 14-16/1/2011.
Đây là chương trình Kỷ niệm 55 năm thành lập Liên đoàn Xiếc Việt Nam (16-1-1956/ 16-1-2011), đồng thời chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và mừng Xuân Tân Mão.
“Trở về” lần này, Tiến Mạnh tâm sự: “Bỏ diễn đã lâu nhưng được anh em đồng nghiệp động viên nên tôi quyết định diễn lại nhân dịp ngành xiếc tròn 55 tuổi. Những tưởng đã dứt tình với nghề nhưng khi diễn mới thấy cái nghiệp đã ăn vào máu... vẫn còn mê say lắm, dù tập lại thấy ê ẩm hết người vì già rồi.”
Nghệ sỹ ưu tú Tiến Mạnh là một trong số ít những nghệ sỹ được đào tạo chuyên khoa về hề xiếc tại trường xiếc Trung ương Mátxcơva (Liên Xô cũ). Ngoài việc am hiểu và thông thạo các bộ môn cơ bản trong xiếc như đi dây, nhào lộn, tung hứng, ảo thuật... anh còn thông thạo các loại hình nghệ thuật khác như múa, kịch câm và chơi được nhiều nhạc cụ như trống, guitar, sáo, kèn....
Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật từ năm 1971-1995, nghệ sỹ ưu tú Tiến Mạnh đã sáng tác được hơn 20 tiết mục, tiểu phẩm, mà rất nhiều trong số đó vẫn còn được các đồng nghiệp thế hệ sau diễn đến tận bây giờ như: Búp bê nhào lộn, Hề trứng, Hề đồng hồ...
Những tiểu phẩm này đều phong phú đa dạng từ kỹ thuật đến châm biếm, đả kích các thói hư tật xấu xã hội, hoặc trữ tình với những tình tiết lãng mạn, nhẹ nhàng gợi ra những cảm xúc bâng khuâng và gây được tiếng cười sâu lắng cho khán giả.
Trong những năm “vàng son” ấy, Tiến Mạnh đã được vinh dự nhận hai huy chương vàng của Liên hoan xiếc toàn quốc (tổ chức năm 1981, 1987) và một huy chương vàng Liên hoan xiếc quốc tế tại Cuba.
Tiến Mạnh tâm sự: “Trải qua 55 năm, nghề xiếc nói chung đã có sự phát triển nhưng riêng hề xiếc vẫn còn yếu. Đây là nỗi buồn chung của những người làm nghề. Đến tận bây giờ, hề xiếc vẫn chưa có khóa đào tạo chính quy, chưa có giáo trình riêng và không có học sinh giỏi theo học. Đây thực sự là điều đáng tiếc.”
Theo Nghệ sỹ ưu tú Tiến Mạnh, sự thiếu hụt trên sẽ cản trở cho sự phát triển của nghề xiếc. Bởi một buổi biểu diễn hoàn chỉnh không thể thiếu những tiểu phẩm hề, chính những tiết mục này sẽ đem lại sự cân bằng cho buổi diễn, nếu không khán giả sẽ đi hết từ căng thẳng này sang căng thẳng khác, gây nên sự mỏi mệt, làm giảm hiệu quả của buổi diễn./.
Đây là chương trình Kỷ niệm 55 năm thành lập Liên đoàn Xiếc Việt Nam (16-1-1956/ 16-1-2011), đồng thời chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và mừng Xuân Tân Mão.
“Trở về” lần này, Tiến Mạnh tâm sự: “Bỏ diễn đã lâu nhưng được anh em đồng nghiệp động viên nên tôi quyết định diễn lại nhân dịp ngành xiếc tròn 55 tuổi. Những tưởng đã dứt tình với nghề nhưng khi diễn mới thấy cái nghiệp đã ăn vào máu... vẫn còn mê say lắm, dù tập lại thấy ê ẩm hết người vì già rồi.”
Nghệ sỹ ưu tú Tiến Mạnh là một trong số ít những nghệ sỹ được đào tạo chuyên khoa về hề xiếc tại trường xiếc Trung ương Mátxcơva (Liên Xô cũ). Ngoài việc am hiểu và thông thạo các bộ môn cơ bản trong xiếc như đi dây, nhào lộn, tung hứng, ảo thuật... anh còn thông thạo các loại hình nghệ thuật khác như múa, kịch câm và chơi được nhiều nhạc cụ như trống, guitar, sáo, kèn....
Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật từ năm 1971-1995, nghệ sỹ ưu tú Tiến Mạnh đã sáng tác được hơn 20 tiết mục, tiểu phẩm, mà rất nhiều trong số đó vẫn còn được các đồng nghiệp thế hệ sau diễn đến tận bây giờ như: Búp bê nhào lộn, Hề trứng, Hề đồng hồ...
Những tiểu phẩm này đều phong phú đa dạng từ kỹ thuật đến châm biếm, đả kích các thói hư tật xấu xã hội, hoặc trữ tình với những tình tiết lãng mạn, nhẹ nhàng gợi ra những cảm xúc bâng khuâng và gây được tiếng cười sâu lắng cho khán giả.
Trong những năm “vàng son” ấy, Tiến Mạnh đã được vinh dự nhận hai huy chương vàng của Liên hoan xiếc toàn quốc (tổ chức năm 1981, 1987) và một huy chương vàng Liên hoan xiếc quốc tế tại Cuba.
Tiến Mạnh tâm sự: “Trải qua 55 năm, nghề xiếc nói chung đã có sự phát triển nhưng riêng hề xiếc vẫn còn yếu. Đây là nỗi buồn chung của những người làm nghề. Đến tận bây giờ, hề xiếc vẫn chưa có khóa đào tạo chính quy, chưa có giáo trình riêng và không có học sinh giỏi theo học. Đây thực sự là điều đáng tiếc.”
Theo Nghệ sỹ ưu tú Tiến Mạnh, sự thiếu hụt trên sẽ cản trở cho sự phát triển của nghề xiếc. Bởi một buổi biểu diễn hoàn chỉnh không thể thiếu những tiểu phẩm hề, chính những tiết mục này sẽ đem lại sự cân bằng cho buổi diễn, nếu không khán giả sẽ đi hết từ căng thẳng này sang căng thẳng khác, gây nên sự mỏi mệt, làm giảm hiệu quả của buổi diễn./.
Tuyết Anh (Vietnam+)