Bất chấp sự phản đối ở cả trong và ngoài nước, Bộ Nội vụ Anh đang chuẩn bị thực hiện một kế hoạch thí điểm nhằm ngăn chặn tình trạng du khách đến từ các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung ở lại "xứ sở sương mù" quá thời hạn cho phép ghi trên thị thực.
Theo đó, từ tháng 11 tới đây, du khách đến từ 6 nước, bao gồm Ấn Độ, Nigeria, Kenya, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh sẽ buộc phải mua một "trái phiếu an ninh" trị giá 3.000 bảng (tương đương 4.600 USD) mới được cấp thị thực có thời hạn 6 tháng.
Số tiền đặt cọc này sẽ được trả lại cho du khách nếu họ rời khỏi Anh trong vòng 6 tháng. Ngược lại, các du khách sẽ bị mất số tiền này nếu vẫn tiếp tục ở lại "đảo quốc sương mù" sau khi thị thực của họ hết hạn.
Bộ Nội vụ cho biết chỉ những người được cho là có "nguy cơ cao" mới buộc phải mua loại trái phiếu này. Tuy nhiên, một số quan chức thừa nhận rằng chỉ riêng việc đề cập đến loại trái phiếu này cũng đủ để làm nản lòng những du khách có ý định đi du lịch đến Anh.
Theo số liệu chính thức, 6 nước bị áp dụng biện pháp thí điểm này chiếm tới hơn 500.000 đơn xin cấp thị thực trong năm 2012.
Ngay lập tức, kế hoạch của Bộ Nội vụ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Các nhà bán lẻ tại Anh cho rằng kế hoạch này sẽ làm nản chí các du khách, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của họ cũng như danh tiếng của London.
Các nhà bán lẻ cũng kêu gọi Chính phủ Anh từ bỏ kế hoạch thí điểm này vì họ cho rằng nó sẽ gây thiệt hại đến các hoạt động kinh doanh nếu như khách du lịch đến từ các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung, đặc biệt là du khách Nigeria - hiện đứng thứ sáu trong danh sách các du khách nước ngoài mua nhiều đồ xa xỉ ở Anh nhất - tẩy chay thị trường nước này.
Trong khi đó, Chính phủ Nigeria cũng bày tỏ sự không hài lòng đối với kế hoạch này và đề nghị Anh xem xét lại chính sách của mình.
Lãnh đạo các doanh nghiệp Ấn Độ cũng lên tiếng phản đối kế hoạch này khi Thủ tướng David Cameron có chuyến thăm tới New Delhi hồi tháng 6 vừa qua.
Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ cho rằng kế hoạch này mang tính phân biệt đối xử, tuy nhiên Bộ Nội vụ Anh vẫn quyết tâm thực hiện biện pháp này trong bối cảnh tình trạng du khách ở quá thời gian cho phép đang là một trong những thách thức lớn đối với các cơ quan phụ trách nhập cư nước này.
Một quan chức Bộ Nội vụ thậm chí còn cho biết về dài hạn, bộ này sẽ áp dụng một hệ thống các trái phiếu như một cách thức nhằm hạn chế tình trạng ở quá thời hạn cho phép và bù lại một phần chi phí nếu như du khách nước ngoài sử dụng các dịch vụ công của nước này./.
Theo đó, từ tháng 11 tới đây, du khách đến từ 6 nước, bao gồm Ấn Độ, Nigeria, Kenya, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh sẽ buộc phải mua một "trái phiếu an ninh" trị giá 3.000 bảng (tương đương 4.600 USD) mới được cấp thị thực có thời hạn 6 tháng.
Số tiền đặt cọc này sẽ được trả lại cho du khách nếu họ rời khỏi Anh trong vòng 6 tháng. Ngược lại, các du khách sẽ bị mất số tiền này nếu vẫn tiếp tục ở lại "đảo quốc sương mù" sau khi thị thực của họ hết hạn.
Bộ Nội vụ cho biết chỉ những người được cho là có "nguy cơ cao" mới buộc phải mua loại trái phiếu này. Tuy nhiên, một số quan chức thừa nhận rằng chỉ riêng việc đề cập đến loại trái phiếu này cũng đủ để làm nản lòng những du khách có ý định đi du lịch đến Anh.
Theo số liệu chính thức, 6 nước bị áp dụng biện pháp thí điểm này chiếm tới hơn 500.000 đơn xin cấp thị thực trong năm 2012.
Ngay lập tức, kế hoạch của Bộ Nội vụ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Các nhà bán lẻ tại Anh cho rằng kế hoạch này sẽ làm nản chí các du khách, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của họ cũng như danh tiếng của London.
Các nhà bán lẻ cũng kêu gọi Chính phủ Anh từ bỏ kế hoạch thí điểm này vì họ cho rằng nó sẽ gây thiệt hại đến các hoạt động kinh doanh nếu như khách du lịch đến từ các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung, đặc biệt là du khách Nigeria - hiện đứng thứ sáu trong danh sách các du khách nước ngoài mua nhiều đồ xa xỉ ở Anh nhất - tẩy chay thị trường nước này.
Trong khi đó, Chính phủ Nigeria cũng bày tỏ sự không hài lòng đối với kế hoạch này và đề nghị Anh xem xét lại chính sách của mình.
Lãnh đạo các doanh nghiệp Ấn Độ cũng lên tiếng phản đối kế hoạch này khi Thủ tướng David Cameron có chuyến thăm tới New Delhi hồi tháng 6 vừa qua.
Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ cho rằng kế hoạch này mang tính phân biệt đối xử, tuy nhiên Bộ Nội vụ Anh vẫn quyết tâm thực hiện biện pháp này trong bối cảnh tình trạng du khách ở quá thời gian cho phép đang là một trong những thách thức lớn đối với các cơ quan phụ trách nhập cư nước này.
Một quan chức Bộ Nội vụ thậm chí còn cho biết về dài hạn, bộ này sẽ áp dụng một hệ thống các trái phiếu như một cách thức nhằm hạn chế tình trạng ở quá thời hạn cho phép và bù lại một phần chi phí nếu như du khách nước ngoài sử dụng các dịch vụ công của nước này./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)