Ngày 19/7, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố "đã đến lúc Tổng thống An Assad cần ra đi" để tránh cho quốc gia Trung Đông này rơi vào tình trạng nội chiến nghiêm trọng.
Phát biểu tại Kabul trong chuyến thăm Afghanistan, Thủ tướng Cameron nói rằng “đây là thời điểm cho chuyển giao đối với chế độ” của ông Assad và nếu điều đó không xảy ra thì rõ ràng Syria sẽ lâm vào nội chiến.
Cùng ngày, Tập đoàn truyền thông BBC cho biết giới chức trách Anh vừa quyết định phong tỏa tài sản của các nhà lãnh đạo Syria ở nước này, tổng trị giá lên tới 100 triệu bảng (khoảng 155 triệu USD). Động thái trên được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Assad với lý do “đã sử dụng bạo lực để đàn áp biểu tình.”
Tài sản của các nhà lãnh đạo Syria bị phong tỏa ở Anh chủ yếu là tiền mặt gửi ở các ngân hàng, đứng tên là những cá nhân và tổ chức có trong danh sách trừng phạt của EU. Cơ quan phong tỏa tài sản của Chính phủ Anh cũng đã đưa vào "danh sách đen" 129 cá nhân và 49 công ty Syria đang bị EU áp đặt trừng phạt.
Trong khi Anh và các nước phương Tây khác đang hối thúc một dự thảo nghị quyết có thể kèm theo đe dọa trừng phạt chế độ ở Syria, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã lùi cuộc bỏ phiếu về dự thảo này đến 21 giờ ngày 19/7 (theo giờ Việt Nam).
Một quyết định về việc liệu có kéo dài sứ mệnh của Phái bộ quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) thêm 45 ngày nữa hay không cũng dự kiến được công bố cùng lúc. Thiếu tướng Robert Mood, người đứng đầu UNSMIS, hôm nay đã rời khách sạn ở Damascus bay tới Geneva (Thụy Sĩ) khi sứ mệnh 90 ngày của UNSMIS chính thức kết thúc ngày 20/7.
Trước khi lên đường, ông Robert Mood đánh giá tình hình tại Syria đang trệch khỏi con đường hướng tới hòa bình mà bằng chứng là bạo lực leo thang tại Damascus trong vài ngày qua.
Theo giới ngoại giao, khó có khả năng dự thảo nghị quyết mà Anh soạn thảo, được đệ trình bởi Pháp, Mỹ, Đức và Bồ Đào Nha này sẽ được thông qua bởi Trung Quốc và Nga (hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết) phản đối quan điểm sử dụng các trừng phạt như một giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng Syria.
Ngày 18/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrop đã khẳng định “không thể chấp nhận việc áp dụng Chương 7 và phần về trừng phạt.” Một cuộc điện đàm cùng ngày giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không thu hẹp được bất đồng quan điểm về vấn đề Syria.
Cùng ngày, tờ Thời báo New York (Mỹ) đưa tin các quan chức quốc phòng Mỹ và Israel đang thảo luận khả năng Ixraen có thể tấn công các cơ sở khí tài của Syria.
Theo nguồn tin này, Lầu Năm Góc không chủ trương có hành động quân sự như vậy vì lo ngại một cuộc tấn công do Ixraen phát động sẽ tạo cớ để chính quyền Syria có được sự ủng hộ phản đối can thiệp từ bên ngoài./.
Phát biểu tại Kabul trong chuyến thăm Afghanistan, Thủ tướng Cameron nói rằng “đây là thời điểm cho chuyển giao đối với chế độ” của ông Assad và nếu điều đó không xảy ra thì rõ ràng Syria sẽ lâm vào nội chiến.
Cùng ngày, Tập đoàn truyền thông BBC cho biết giới chức trách Anh vừa quyết định phong tỏa tài sản của các nhà lãnh đạo Syria ở nước này, tổng trị giá lên tới 100 triệu bảng (khoảng 155 triệu USD). Động thái trên được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Assad với lý do “đã sử dụng bạo lực để đàn áp biểu tình.”
Tài sản của các nhà lãnh đạo Syria bị phong tỏa ở Anh chủ yếu là tiền mặt gửi ở các ngân hàng, đứng tên là những cá nhân và tổ chức có trong danh sách trừng phạt của EU. Cơ quan phong tỏa tài sản của Chính phủ Anh cũng đã đưa vào "danh sách đen" 129 cá nhân và 49 công ty Syria đang bị EU áp đặt trừng phạt.
Trong khi Anh và các nước phương Tây khác đang hối thúc một dự thảo nghị quyết có thể kèm theo đe dọa trừng phạt chế độ ở Syria, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã lùi cuộc bỏ phiếu về dự thảo này đến 21 giờ ngày 19/7 (theo giờ Việt Nam).
Một quyết định về việc liệu có kéo dài sứ mệnh của Phái bộ quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) thêm 45 ngày nữa hay không cũng dự kiến được công bố cùng lúc. Thiếu tướng Robert Mood, người đứng đầu UNSMIS, hôm nay đã rời khách sạn ở Damascus bay tới Geneva (Thụy Sĩ) khi sứ mệnh 90 ngày của UNSMIS chính thức kết thúc ngày 20/7.
Trước khi lên đường, ông Robert Mood đánh giá tình hình tại Syria đang trệch khỏi con đường hướng tới hòa bình mà bằng chứng là bạo lực leo thang tại Damascus trong vài ngày qua.
Theo giới ngoại giao, khó có khả năng dự thảo nghị quyết mà Anh soạn thảo, được đệ trình bởi Pháp, Mỹ, Đức và Bồ Đào Nha này sẽ được thông qua bởi Trung Quốc và Nga (hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết) phản đối quan điểm sử dụng các trừng phạt như một giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng Syria.
Ngày 18/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrop đã khẳng định “không thể chấp nhận việc áp dụng Chương 7 và phần về trừng phạt.” Một cuộc điện đàm cùng ngày giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không thu hẹp được bất đồng quan điểm về vấn đề Syria.
Cùng ngày, tờ Thời báo New York (Mỹ) đưa tin các quan chức quốc phòng Mỹ và Israel đang thảo luận khả năng Ixraen có thể tấn công các cơ sở khí tài của Syria.
Theo nguồn tin này, Lầu Năm Góc không chủ trương có hành động quân sự như vậy vì lo ngại một cuộc tấn công do Ixraen phát động sẽ tạo cớ để chính quyền Syria có được sự ủng hộ phản đối can thiệp từ bên ngoài./.
(TTXVN)