Người nước ngoài không mang quốc tịch các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhập cảnh vào Anh và cư trú quá 6 tháng có thể sẽ phải nộp lệ phí 200 bảng/năm (khoảng 320 USD) nếu muốn được chăm sóc sức khỏe trong khuôn khổ dịch vụ bảo hiểm y tế (NHS).
Đó là tuyên bố ngày 3/7 của Bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt khi đề cập đến một loạt các đề xuất liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng," cắt giảm chi tiêu công để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công.
Theo phóng viên TTXVN tại London, lâu nay Chính phủ Anh vẫn cho rằng có nhiều người xin nhập cảnh vào đảo quốc này là để tranh thủ khám chữa bệnh nhờ những quy định được coi là cởi mở trong dịch vụ y tế. Không ít du khách đến Anh chỉ để khám chữa bệnh hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Chỉ tính riêng ở xứ England, mỗi năm NHS phải chi trả khoảng 30 triệu bảng (tương đương 48 triệu USD) cho việc khám chữa bệnh của người nước ngoài.
Bộ trưởng Hunt khẳng định NHS là "dịch vụ bảo hiểm y tế quốc gia, chứ không phải quốc tế." Vì vậy, theo ông, việc Anh siết chặt dịch vụ này đối với người nước ngoài không thuộc EU là điều dễ hiểu. Song song với việc thu lệ phí NHS hàng năm đối với người nước ngoài ở Anh quá 6 tháng, Bộ Y tế nước này cũng đề xuất chấm dứt chương trình khám chữa bệnh đa khoa miễn phí cho các du khách bên ngoài châu Âu.
Như vậy, người nước ngoài không thuộc EU khi xin thị thực vào Anh với thời gian cư trú quá 6 tháng sẽ phải nộp thêm lệ phí khám chữa bệnh. Các sinh viên du học ở Anh cũng có thể nộp khoản tiền 200 bảng này trong lệ phí xin thị thực nhập cảnh.
Theo giới chức y tế Anh, số tiền 200 bảng mỗi năm là còn "khiêm tốn" nếu so sánh với mức lệ phí khám chữa bệnh mà các nước khác thu của sinh viên quốc tế.
Trong khi đó, các bác sỹ lo ngại rằng khi những quy định mới được áp dụng, họ sẽ phải làm thêm nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát biên phòng, vừa khám chữa bệnh vừa kiểm tra thị thực của bệnh nhân.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hunt đã bác bỏ ý kiến cho rằng việc áp dụng những quy định mới là "rất phức tạp." Theo ông, hầu hết các nước trên thế giới đều thu lệ phí khám chữa bệnh đối với người nước ngoài và Anh cũng nên áp dụng để tạo ra một hệ thống công bằng cho những người phải nộp thuế./.
Đó là tuyên bố ngày 3/7 của Bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt khi đề cập đến một loạt các đề xuất liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng," cắt giảm chi tiêu công để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công.
Theo phóng viên TTXVN tại London, lâu nay Chính phủ Anh vẫn cho rằng có nhiều người xin nhập cảnh vào đảo quốc này là để tranh thủ khám chữa bệnh nhờ những quy định được coi là cởi mở trong dịch vụ y tế. Không ít du khách đến Anh chỉ để khám chữa bệnh hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Chỉ tính riêng ở xứ England, mỗi năm NHS phải chi trả khoảng 30 triệu bảng (tương đương 48 triệu USD) cho việc khám chữa bệnh của người nước ngoài.
Bộ trưởng Hunt khẳng định NHS là "dịch vụ bảo hiểm y tế quốc gia, chứ không phải quốc tế." Vì vậy, theo ông, việc Anh siết chặt dịch vụ này đối với người nước ngoài không thuộc EU là điều dễ hiểu. Song song với việc thu lệ phí NHS hàng năm đối với người nước ngoài ở Anh quá 6 tháng, Bộ Y tế nước này cũng đề xuất chấm dứt chương trình khám chữa bệnh đa khoa miễn phí cho các du khách bên ngoài châu Âu.
Như vậy, người nước ngoài không thuộc EU khi xin thị thực vào Anh với thời gian cư trú quá 6 tháng sẽ phải nộp thêm lệ phí khám chữa bệnh. Các sinh viên du học ở Anh cũng có thể nộp khoản tiền 200 bảng này trong lệ phí xin thị thực nhập cảnh.
Theo giới chức y tế Anh, số tiền 200 bảng mỗi năm là còn "khiêm tốn" nếu so sánh với mức lệ phí khám chữa bệnh mà các nước khác thu của sinh viên quốc tế.
Trong khi đó, các bác sỹ lo ngại rằng khi những quy định mới được áp dụng, họ sẽ phải làm thêm nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát biên phòng, vừa khám chữa bệnh vừa kiểm tra thị thực của bệnh nhân.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hunt đã bác bỏ ý kiến cho rằng việc áp dụng những quy định mới là "rất phức tạp." Theo ông, hầu hết các nước trên thế giới đều thu lệ phí khám chữa bệnh đối với người nước ngoài và Anh cũng nên áp dụng để tạo ra một hệ thống công bằng cho những người phải nộp thuế./.
(TTXVN)