Chuỗi cửa hàng càphê lớn nhất thế giới Starbucks ngày 6/12 cho biết công ty này sẽ tự nguyện nộp thêm 20 triệu bảng (khoảng 32 triệu USD) tiền thuế doanh nghiệp ở Anh trong hai năm tới bất chấp có thu được lợi nhuận ở thị trường này hay không.
Giám đốc điều hành Starbucks tại Anh, Kris Engskov, đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh công ty này vừa bị chỉ trích mạnh mẽ vì cố tình "né" thuế doanh nghiệp ở đảo quốc sương mù khiến nhiều người dân nước này thậm chí còn có ý định tẩy chay các cửa hàng của công ty Mỹ này.
Theo kết quả một cuộc điều tra kéo dài bốn tháng do hãng tin Reuters tiến hành và công bố hồi tháng 10 vừa qua, Starbucks đạt doanh thu lên tới 637,2 triệu USD ở Anh hồi năm ngoái nhưng công ty này không nộp đồng thuế doanh nghiệp nào.
Reuters cho biết, Starbucks có doanh thu hơn 4,8 tỷ USD ở thị trường Anh từ năm 1998 nhưng công ty này mới chỉ đóng thuế chưa đến 1%.
Một nguồn tin khác cũng cho hay Starbucks mới chỉ nộp tổng cộng có 8,6 triệu bảng (13,7 triệu USD) tiền thuế doanh nghiệp kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh ở thị trường Anh cách đây 14 năm.
Năm 2011, Starbucks không hề nộp đồng thuế nào mặc dù doanh thu đạt gần 400 triệu bảng (640 triệu USD).
Phản ứng trước tuyên bố của Starbucks, Cơ quan Hải quan và Thuế vụ Anh (HMRC) cho rằng thuế doanh nghiệp "không phải là loại thuế tự nguyện."
HMRC khẳng định: "Người dân mong muốn các doanh nghiệp đóng thuế một cách đầy đủ và công bằng và nếu cần thiết, HMRC sẽ đưa ra tòa bất cứ trường hợp nào có dấu hiệu vi phạm luật thuế của Anh."
Trốn thuế doanh nghiệp đang trở thành một vấn nạn ở Anh và làm đau đầu các nhân viên thuế nước này.
Theo hãng luật Pinsent Masons, nhiều công ty đang làm ăn ở Anh đã tìm mọi cách để "lách luật" nhằm tránh phải đóng thuế doanh nghiệp một cách đầy đủ, với khoản tiền thuế tổng cộng lên tới 25 tỷ bảng (khoảng 40 tỷ USD), trong đó có tới 40% là của các công ty nước ngoài.
Theo các chuyên gia, mặc dù vẫn tuân thủ luật pháp Anh, nhưng các công ty nước ngoài đang sử dụng thủ đoạn chuyển lợi nhuận kiếm được từ xứ sở sương mù sang các công ty mẹ hoặc áp dụng các mức thuế thấp hơn thông qua các khoản thanh toán tiền dịch vụ và thuê mướn hay còn gọi là chuyển giá.
Một số công ty lại dùng chiêu bài đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hoặc các dịch vụ nghiên cứu và phát triển ở các nước châu Âu khác có mức thuế thấp hơn ở Anh như Luxembourg và Ireland.
Ngoài Starbucks, nhiều "đại gia" của Mỹ khác như trang đấu giá trực tuyến lớn nhất thế giới eBay, hãng bán lẻ qua mạng Amazon, mạng xã hội Facebook và trang tìm kiếm Google cũng đều bị tố trốn thuế doanh nghiệp ở Anh.
Kết quả điều tra của tờ Thời báo Chủ nhật cho thấy, eBay đã cố tình né tránh việc đóng khoản thuế doanh nghiệp năm 2010 lên tới gần 50 triệu bảng (hơn 80 triệu USD) ở Anh bằng cách hợp pháp hóa các khoản thanh toán qua Luxembourg và Thụy Sĩ, nơi có mức thuế thấp hơn ở đảo quốc sương mù.
Tờ báo này cho biết, doanh thu của bốn chi nhánh eBay ở Anh đạt 1,26 tỷ USD vào năm 2010. Nếu tính theo mức lợi nhuận trung bình 23% thì lợi nhuận của eBay là 289,8 triệu USD và công ty này phải đóng 81,65 triệu USD tiền thuế doanh nghiệp vào thời điểm đó. Tuy nhiên, eBay chỉ nộp có 1,92 triệu USD tiền thuế.
Trong khi đó, Amazon, Facebook và Google mới chỉ nộp tổng cộng gần 30 triệu Bảng (gần 48 triệu USD) tiền thuế trong vòng bốn năm qua mặc dù tổng doanh thu của ba "đại gia" này lên tới 3,1 tỷ bảng (gần 5 tỷ USD)./.
Giám đốc điều hành Starbucks tại Anh, Kris Engskov, đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh công ty này vừa bị chỉ trích mạnh mẽ vì cố tình "né" thuế doanh nghiệp ở đảo quốc sương mù khiến nhiều người dân nước này thậm chí còn có ý định tẩy chay các cửa hàng của công ty Mỹ này.
Theo kết quả một cuộc điều tra kéo dài bốn tháng do hãng tin Reuters tiến hành và công bố hồi tháng 10 vừa qua, Starbucks đạt doanh thu lên tới 637,2 triệu USD ở Anh hồi năm ngoái nhưng công ty này không nộp đồng thuế doanh nghiệp nào.
Reuters cho biết, Starbucks có doanh thu hơn 4,8 tỷ USD ở thị trường Anh từ năm 1998 nhưng công ty này mới chỉ đóng thuế chưa đến 1%.
Một nguồn tin khác cũng cho hay Starbucks mới chỉ nộp tổng cộng có 8,6 triệu bảng (13,7 triệu USD) tiền thuế doanh nghiệp kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh ở thị trường Anh cách đây 14 năm.
Năm 2011, Starbucks không hề nộp đồng thuế nào mặc dù doanh thu đạt gần 400 triệu bảng (640 triệu USD).
Phản ứng trước tuyên bố của Starbucks, Cơ quan Hải quan và Thuế vụ Anh (HMRC) cho rằng thuế doanh nghiệp "không phải là loại thuế tự nguyện."
HMRC khẳng định: "Người dân mong muốn các doanh nghiệp đóng thuế một cách đầy đủ và công bằng và nếu cần thiết, HMRC sẽ đưa ra tòa bất cứ trường hợp nào có dấu hiệu vi phạm luật thuế của Anh."
Trốn thuế doanh nghiệp đang trở thành một vấn nạn ở Anh và làm đau đầu các nhân viên thuế nước này.
Theo hãng luật Pinsent Masons, nhiều công ty đang làm ăn ở Anh đã tìm mọi cách để "lách luật" nhằm tránh phải đóng thuế doanh nghiệp một cách đầy đủ, với khoản tiền thuế tổng cộng lên tới 25 tỷ bảng (khoảng 40 tỷ USD), trong đó có tới 40% là của các công ty nước ngoài.
Theo các chuyên gia, mặc dù vẫn tuân thủ luật pháp Anh, nhưng các công ty nước ngoài đang sử dụng thủ đoạn chuyển lợi nhuận kiếm được từ xứ sở sương mù sang các công ty mẹ hoặc áp dụng các mức thuế thấp hơn thông qua các khoản thanh toán tiền dịch vụ và thuê mướn hay còn gọi là chuyển giá.
Một số công ty lại dùng chiêu bài đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hoặc các dịch vụ nghiên cứu và phát triển ở các nước châu Âu khác có mức thuế thấp hơn ở Anh như Luxembourg và Ireland.
Ngoài Starbucks, nhiều "đại gia" của Mỹ khác như trang đấu giá trực tuyến lớn nhất thế giới eBay, hãng bán lẻ qua mạng Amazon, mạng xã hội Facebook và trang tìm kiếm Google cũng đều bị tố trốn thuế doanh nghiệp ở Anh.
Kết quả điều tra của tờ Thời báo Chủ nhật cho thấy, eBay đã cố tình né tránh việc đóng khoản thuế doanh nghiệp năm 2010 lên tới gần 50 triệu bảng (hơn 80 triệu USD) ở Anh bằng cách hợp pháp hóa các khoản thanh toán qua Luxembourg và Thụy Sĩ, nơi có mức thuế thấp hơn ở đảo quốc sương mù.
Tờ báo này cho biết, doanh thu của bốn chi nhánh eBay ở Anh đạt 1,26 tỷ USD vào năm 2010. Nếu tính theo mức lợi nhuận trung bình 23% thì lợi nhuận của eBay là 289,8 triệu USD và công ty này phải đóng 81,65 triệu USD tiền thuế doanh nghiệp vào thời điểm đó. Tuy nhiên, eBay chỉ nộp có 1,92 triệu USD tiền thuế.
Trong khi đó, Amazon, Facebook và Google mới chỉ nộp tổng cộng gần 30 triệu Bảng (gần 48 triệu USD) tiền thuế trong vòng bốn năm qua mặc dù tổng doanh thu của ba "đại gia" này lên tới 3,1 tỷ bảng (gần 5 tỷ USD)./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)