Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc triển khai áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cần có lộ trình thích hợp đối với từng ngành hàng, nhóm sản phẩm, sản phẩm để đạt tới sự phát triển bền vững.
Trước mắt, Bộ yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung triển khai áp dụng GAP với các nhóm sản phẩm mà nếu được chứng nhận sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và bán được giá cao hơn như cá tra, càphê, chè, gỗ, trái cây.
Đối với nhóm sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước như rau, thịt thì việc áp dụng GAP trước hết nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch bệnh và thân thiện với môi trường.
Bộ giao cho Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm, thủy sản; đặc biệt lưu ý tới cơ chế, chính sách hỗ trợ từng đối tượng tham gia áp dụng GAP như: cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức chứng nhận, địa phương...
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, áp dụng GAP và các bộ tiêu chuẩn tương tự tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được chứng nhận (xác nhận) bởi các tổ chức có uy tín ở trong nước và quốc tế, hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam là xu thế tất yếu. Nếu GAP được triển khai rộng rãi sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ về kinh tế mà quan trọng hơn là đảm bảo an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất được nguồn gốc, an toàn môi trường và thực hiện tốt các trách nhiệm về mặt xã hội tại các cơ sở được chứng nhận.
Khó khăn hiện nay trong việc triển khai GAP ra diện rộng ở Việt Nam là quy mô sản xuất nhỏ, người nông dân khó tiếp cận và thực hiện theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Theo Cục Trồng trọt, hiện mới có khoảng gần 350 mô hình triển khai theo hướng GAP, với diện tích hơn 9.300ha, chỉ chiếm khoảng 0,17% diện tích sản xuất./.
Trước mắt, Bộ yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung triển khai áp dụng GAP với các nhóm sản phẩm mà nếu được chứng nhận sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và bán được giá cao hơn như cá tra, càphê, chè, gỗ, trái cây.
Đối với nhóm sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước như rau, thịt thì việc áp dụng GAP trước hết nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch bệnh và thân thiện với môi trường.
Bộ giao cho Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm, thủy sản; đặc biệt lưu ý tới cơ chế, chính sách hỗ trợ từng đối tượng tham gia áp dụng GAP như: cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức chứng nhận, địa phương...
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, áp dụng GAP và các bộ tiêu chuẩn tương tự tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được chứng nhận (xác nhận) bởi các tổ chức có uy tín ở trong nước và quốc tế, hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam là xu thế tất yếu. Nếu GAP được triển khai rộng rãi sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ về kinh tế mà quan trọng hơn là đảm bảo an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất được nguồn gốc, an toàn môi trường và thực hiện tốt các trách nhiệm về mặt xã hội tại các cơ sở được chứng nhận.
Khó khăn hiện nay trong việc triển khai GAP ra diện rộng ở Việt Nam là quy mô sản xuất nhỏ, người nông dân khó tiếp cận và thực hiện theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Theo Cục Trồng trọt, hiện mới có khoảng gần 350 mô hình triển khai theo hướng GAP, với diện tích hơn 9.300ha, chỉ chiếm khoảng 0,17% diện tích sản xuất./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)