Hiện nay nhiều ngôn ngữ bản xứ tại Australia đang đứng trước nguy cơ mai một, thậm chí bị xóa sổ.
Một thống kê của Viện nghiên cứu về người bản xứ và người dân đảo Torres Strait (IATSS) cho thấy vào năm 1788 có tới hơn 250 loại ngôn ngữ được nói ở Australia. Đến năm 2005 chỉ còn 145 thứ tiếng, trong đó, 110 thứ tiếng được xếp vào danh mục có nguy mục bị xóa sổ.
Hiện chỉ có 20 trong số 30 ngôn ngữ bản xứ được đánh giá là có khả năng tồn tại.
Ủy ban thường trực các vấn đề về Người bản địa và Đảo Torres Strait cho hay cần phải mất khoảng $90 triệu AUD mới có thể cứu các thứ tiếng này khỏi nguy cơ biến mất.
Giám đốc Ủy ban quốc gia Australia về người bản xứ (NCAFP), bà Venessa Curnow, cho biết sự trì trệ trong việc cấp ngân sách tài trợ, thiếu một chiến lược để giải quyết vấn đề cũng như việc chấm dứt chương trình giáo dục song ngữ tại lãnh thổ phía Bắc Australia là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả các ngôn ngữ bản địa có nguy cơ bị xóa sổ như hiện nay./.
Một thống kê của Viện nghiên cứu về người bản xứ và người dân đảo Torres Strait (IATSS) cho thấy vào năm 1788 có tới hơn 250 loại ngôn ngữ được nói ở Australia. Đến năm 2005 chỉ còn 145 thứ tiếng, trong đó, 110 thứ tiếng được xếp vào danh mục có nguy mục bị xóa sổ.
Hiện chỉ có 20 trong số 30 ngôn ngữ bản xứ được đánh giá là có khả năng tồn tại.
Ủy ban thường trực các vấn đề về Người bản địa và Đảo Torres Strait cho hay cần phải mất khoảng $90 triệu AUD mới có thể cứu các thứ tiếng này khỏi nguy cơ biến mất.
Giám đốc Ủy ban quốc gia Australia về người bản xứ (NCAFP), bà Venessa Curnow, cho biết sự trì trệ trong việc cấp ngân sách tài trợ, thiếu một chiến lược để giải quyết vấn đề cũng như việc chấm dứt chương trình giáo dục song ngữ tại lãnh thổ phía Bắc Australia là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả các ngôn ngữ bản địa có nguy cơ bị xóa sổ như hiện nay./.
Quang Minh/Sydney (vietnam+)