Các sinh viên quốc tế theo học ngành y tại Australia ngày 21/10 đã xuống đường biểu tình phản đối quyết định đưa họ về nước với tấm bằng còn dở dang và khoản nợ cá nhân lên tới hơn 300.000 đô la Australia.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Hiệu trưởng trường y thuộc Đại học Sydney cảnh báo "thảm họa" đối với ngành xuất khẩu giáo dục trị giá 16 tỷ đô la Australia của nước này.
Các sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình tại quảng trường Taylor, khu Darlinghurst để bày tỏ lo ngại trước tình trạng bế tắc giữa chính phủ liên bang và tiểu bang xung quanh vấn đề ai trả kinh phí cho thời gian thực tập của họ để họ nhận được tấm bằng tốt nghiệp.
Bruce Robinson, Hiệu trưởng trường y thuộc Đại học Sydney cho rằng việc không công khai thông tin là một thảm họa tiềm ẩn đối với ngành xuất khẩu giáo dục của Australia. Chỉ tính riêng tại bang New South Wales, số sinh viên y khoa đã chi trả học phí lên tới 84 triệu đô la Australia mỗi năm. Sự mập mờ này của chính phủ sẽ nhanh chóng lan truyền ra khắp thế giới và khiến các sinh viên có ý định tới đây học tập có cái nhìn không tốt về giáo dục của Australia.
Sau bốn năm theo học, sinh viên Blaise Wardle 30 tuổi người Canada vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp tại Đại học Sydney cách đây hai tuần và nhận được giấy báo nợ lên tới 300.000 đô la Australia. Sinh viên này cho biết: "Vấn đề thực tế là có khoảng 150-180 bác sỹ tốt nghiệp có thể phải rời Australia không phải vì không ai cần họ mà là do không ai trả tiền giữ họ ở lại."
Bộ trưởng Y tế liên bang Tanya Plibersek đưa ra đề nghị hỗ trợ 10 triệu đô la Australia cho 100 suất thực tập tại các cơ sở tư nhân, đồng thời kêu gọi chính quyền các bang hỗ trợ thêm 80 suất tại các bệnh viện công. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế bang New South Wales, bà Jillian Skinner lại cho rằng trách nhiệm giải quyết hoàn toàn thuộc về chính phủ liên bang. Ngoài ra, bà Skinner gợi ý rằng sinh viên quốc tế nên tự trả chi phí thực tập.
Kể từ năm 2008, bang New South Wales đã bổ sung 290 suất học bổng thực tập trước tình hình số lượng sinh viên trong nước và quốc tế tăng lần lượt 110% và 90%. Những người đứng đầu ngành y tế Australia cho rằng không có lý gì phải buộc các sinh viên rời khỏi Australia vì họ thực tập trong môi trường ở đây phù hợp hơn những bác sỹ nước này đưa về mỗi năm. Hàng năm Australia cho khoảng 2.500 bác sỹ mới tốt nghiệp nhập cảnh để thực tập./.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Hiệu trưởng trường y thuộc Đại học Sydney cảnh báo "thảm họa" đối với ngành xuất khẩu giáo dục trị giá 16 tỷ đô la Australia của nước này.
Các sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình tại quảng trường Taylor, khu Darlinghurst để bày tỏ lo ngại trước tình trạng bế tắc giữa chính phủ liên bang và tiểu bang xung quanh vấn đề ai trả kinh phí cho thời gian thực tập của họ để họ nhận được tấm bằng tốt nghiệp.
Bruce Robinson, Hiệu trưởng trường y thuộc Đại học Sydney cho rằng việc không công khai thông tin là một thảm họa tiềm ẩn đối với ngành xuất khẩu giáo dục của Australia. Chỉ tính riêng tại bang New South Wales, số sinh viên y khoa đã chi trả học phí lên tới 84 triệu đô la Australia mỗi năm. Sự mập mờ này của chính phủ sẽ nhanh chóng lan truyền ra khắp thế giới và khiến các sinh viên có ý định tới đây học tập có cái nhìn không tốt về giáo dục của Australia.
Sau bốn năm theo học, sinh viên Blaise Wardle 30 tuổi người Canada vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp tại Đại học Sydney cách đây hai tuần và nhận được giấy báo nợ lên tới 300.000 đô la Australia. Sinh viên này cho biết: "Vấn đề thực tế là có khoảng 150-180 bác sỹ tốt nghiệp có thể phải rời Australia không phải vì không ai cần họ mà là do không ai trả tiền giữ họ ở lại."
Bộ trưởng Y tế liên bang Tanya Plibersek đưa ra đề nghị hỗ trợ 10 triệu đô la Australia cho 100 suất thực tập tại các cơ sở tư nhân, đồng thời kêu gọi chính quyền các bang hỗ trợ thêm 80 suất tại các bệnh viện công. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế bang New South Wales, bà Jillian Skinner lại cho rằng trách nhiệm giải quyết hoàn toàn thuộc về chính phủ liên bang. Ngoài ra, bà Skinner gợi ý rằng sinh viên quốc tế nên tự trả chi phí thực tập.
Kể từ năm 2008, bang New South Wales đã bổ sung 290 suất học bổng thực tập trước tình hình số lượng sinh viên trong nước và quốc tế tăng lần lượt 110% và 90%. Những người đứng đầu ngành y tế Australia cho rằng không có lý gì phải buộc các sinh viên rời khỏi Australia vì họ thực tập trong môi trường ở đây phù hợp hơn những bác sỹ nước này đưa về mỗi năm. Hàng năm Australia cho khoảng 2.500 bác sỹ mới tốt nghiệp nhập cảnh để thực tập./.
Quang Minh/Sydney (Vietnam+)