Nói đến xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, nhiều người nghĩ ngay đến đặc sản bánh đa Kế, món quà quê gắn liền với làng nghề truyền thống làm bánh đa của địa phương đã có từ hàng trăm năm nay.
Không chỉ có nghề làm bánh đa, Dĩnh Kế còn được biết đến với nghề làm mỳ gạo ngày càng phát triển, thu hút nhiều hộ dân làm nghề và mang lại thu nhập khá cao.
Xã Dĩnh Kế có vị trí thuận lợi, nằm ở phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 2km. Toàn xã hiện có 11 thôn với hơn 10.000 nhân khẩu. Đời sống kinh tế của xã từ trước đến nay chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng hoa, cây cảnh, rau màu và làng nghề làm bánh đa, mỳ gạo.
Ông Giáp Đông Phong, hiện là Trưởng thôn Mé cũng là Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Kế (được thành lập từ năm 2009) cho biết cùng với làng nghề truyền thống làm bánh đa đã được duy trì, phát triển từ nhiều năm nay ở hầu hết các thôn, từ khoảng năm 1982-1986, tại xã Dĩnh Kế bắt đầu xuất hiện nghề làm mỳ gạo, tập trung chủ yếu tại thôn Mé.
Thời gian đó, chỉ có khoảng trên dưới 10 hộ dân của thôn Mé làm nghề sản xuất mỳ gạo để bán ở trong tỉnh và ở các tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh...
Đến năm 1994-1996, nghề làm mỳ gạo ở đây đã ngày càng phát triển, thu hút tới khoảng 100 hộ dân trong thôn làm nghề.
Bắt đầu từ năm 2000, Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Giang có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp của xã để phát triển đô thị nên nhiều hộ dân xã Dĩnh Kế nói chung và thôn Mé nói riêng đã phải chuyển đổi ngành nghề do bị mất đất sản xuất. Nghề làm mỳ gạo ở thôn Mé cũng vì thế mà ngày càng phát triển, thu hút nhiều hộ dân tham gia. Hiện, toàn thôn Mé đã có khoảng 200 hộ/237 hộ dân của thôn chuyên làm nghề sản xuất mỳ gạo.
Theo ông Phong, nghề làm mỳ gạo đã tận dụng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động của thôn trong những lúc nông nhàn và lao động vốn trước đây làm nông nghiệp nay cũng không còn đất canh tác do bị thu hồi đất. Ngoài ra, còn tạo thêm việc làm cho cả các cháu học sinh và các cụ già 70-80 tuổi (các cháu giúp gia đình bó mỳ, đóng túi mỳ, nhặt bánh, sang bánh; các cụ già chẻ lạt để bó mỳ...).
Thời gian thuận lợi nhất cho nghề làm mỳ gạo thường là vào các tháng mùa khô, do ít phải lo mưa gió làm hỏng mỳ khi phơi ở ngoài trời. Kỹ thuật sản xuất mỳ gạo của làng nghề mỳ gạo Kế thông thường tuân thủ theo 12 quy trình, từ chọn nguyên liệu, xay bột, ủ bột cho đến tráng bánh, phơi bánh, thái bánh, phơi mỳ, đóng túi và thùng mỳ..., làm sao để sợi mỳ không bị gãy, giòn, tăng độ bóng; sợi mỳ sau khi nấu chín có vị ngọt, thơm, dai, bát mỳ có nước trong.
Để duy trì và phát triển nghề, bà con thôn Mé đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ nghề sản xuất mỳ gạo. Hiện nay, cứ khoảng 4-5 hộ dân của thôn Mé thì có 1 máy tráng mỳ (trị giá 20 triệu đồng/máy). Ngoài ra, các hộ làm mỳ đều có máy xay bột, máy thái mỳ tại nhà.
Mỗi ngày, các hộ sản xuất mỳ gạo thôn Mé đã đạt sản lượng khoảng 10 tấn gạo để làm mỳ (tương đương 9 tấn mỳ thành phẩm). Mỗi tháng, một hộ dân thôn Mé làm khoảng 12-13 mẻ mỳ, đạt sản lượng khoảng 1 tấn mỳ thành phẩm.
Mỳ gạo Kế sản xuất tại thôn Mé có hương vị thơm ngon đặc trưng, sợi mỳ to, không bị vữa nát sau khi nấu chín.
Ngoài thôn Mé, nghề làm mỳ gạo hiện còn thu hút khoảng gần 100 hộ dân ở các thôn khác của xã Dĩnh Kế như thôn Nợm, thôn Hạc, thôn Ngươi, thôn Sau, thôn Lường tham gia.
Năm 2009, mỳ gạo Kế (được sản xuất tại các thôn trên của xã Dĩnh Kế) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu "Mỳ Kế."
Năm 2010, làng nghề sản xuất mỳ gạo Kế ở thôn Mé đã được tỉnh Bắc Giang công nhận là làng nghề cấp tỉnh.
Trong hai năm 2010 và 2011, Quỹ khuyến công của tỉnh Bắc Giang cũng đã dành hàng chục triệu đồng để hỗ trợ dạy nghề sản xuất mỳ gạo cho 100 lao động của thôn Mé, nhờ đó đã giúp họ nâng cao ý thức đạo đức trong sản xuất kinh doanh, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm các kỹ năng cần thiết trong làm nghề...
Mỗi năm, chỉ tính riêng tại thôn Mé đã sản xuất đạt sản lượng trên 2.000 tấn mỳ Kế, được tiêu thụ ở tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu sang thị trường một số nước EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga...
Với giá bán trung bình hiện nay khoảng 24.000 đồng/kg, thôn Mé đã đạt tổng doanh thu khoảng trên 230 tỷ đồng/năm từ nghề sản xuất mỳ gạo. Nhiều hộ dân thôn Mé có lãi từ nghề làm mỳ gạo tới 1 triệu đồng/ngày và hàng trăm triệu đồng/năm... Nhờ đó, cùng với nghề làm bánh đa truyền thống, trồng hoa, cây cảnh, rau màu..., nghề làm mỳ gạo Kế đã góp phần làm giảm số hộ nghèo của toàn xã Dĩnh Kế xuống chỉ còn khoảng 40 hộ hiện nay./.
Không chỉ có nghề làm bánh đa, Dĩnh Kế còn được biết đến với nghề làm mỳ gạo ngày càng phát triển, thu hút nhiều hộ dân làm nghề và mang lại thu nhập khá cao.
Xã Dĩnh Kế có vị trí thuận lợi, nằm ở phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 2km. Toàn xã hiện có 11 thôn với hơn 10.000 nhân khẩu. Đời sống kinh tế của xã từ trước đến nay chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng hoa, cây cảnh, rau màu và làng nghề làm bánh đa, mỳ gạo.
Ông Giáp Đông Phong, hiện là Trưởng thôn Mé cũng là Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Kế (được thành lập từ năm 2009) cho biết cùng với làng nghề truyền thống làm bánh đa đã được duy trì, phát triển từ nhiều năm nay ở hầu hết các thôn, từ khoảng năm 1982-1986, tại xã Dĩnh Kế bắt đầu xuất hiện nghề làm mỳ gạo, tập trung chủ yếu tại thôn Mé.
Thời gian đó, chỉ có khoảng trên dưới 10 hộ dân của thôn Mé làm nghề sản xuất mỳ gạo để bán ở trong tỉnh và ở các tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh...
Đến năm 1994-1996, nghề làm mỳ gạo ở đây đã ngày càng phát triển, thu hút tới khoảng 100 hộ dân trong thôn làm nghề.
Bắt đầu từ năm 2000, Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Giang có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp của xã để phát triển đô thị nên nhiều hộ dân xã Dĩnh Kế nói chung và thôn Mé nói riêng đã phải chuyển đổi ngành nghề do bị mất đất sản xuất. Nghề làm mỳ gạo ở thôn Mé cũng vì thế mà ngày càng phát triển, thu hút nhiều hộ dân tham gia. Hiện, toàn thôn Mé đã có khoảng 200 hộ/237 hộ dân của thôn chuyên làm nghề sản xuất mỳ gạo.
Theo ông Phong, nghề làm mỳ gạo đã tận dụng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động của thôn trong những lúc nông nhàn và lao động vốn trước đây làm nông nghiệp nay cũng không còn đất canh tác do bị thu hồi đất. Ngoài ra, còn tạo thêm việc làm cho cả các cháu học sinh và các cụ già 70-80 tuổi (các cháu giúp gia đình bó mỳ, đóng túi mỳ, nhặt bánh, sang bánh; các cụ già chẻ lạt để bó mỳ...).
Thời gian thuận lợi nhất cho nghề làm mỳ gạo thường là vào các tháng mùa khô, do ít phải lo mưa gió làm hỏng mỳ khi phơi ở ngoài trời. Kỹ thuật sản xuất mỳ gạo của làng nghề mỳ gạo Kế thông thường tuân thủ theo 12 quy trình, từ chọn nguyên liệu, xay bột, ủ bột cho đến tráng bánh, phơi bánh, thái bánh, phơi mỳ, đóng túi và thùng mỳ..., làm sao để sợi mỳ không bị gãy, giòn, tăng độ bóng; sợi mỳ sau khi nấu chín có vị ngọt, thơm, dai, bát mỳ có nước trong.
Để duy trì và phát triển nghề, bà con thôn Mé đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ nghề sản xuất mỳ gạo. Hiện nay, cứ khoảng 4-5 hộ dân của thôn Mé thì có 1 máy tráng mỳ (trị giá 20 triệu đồng/máy). Ngoài ra, các hộ làm mỳ đều có máy xay bột, máy thái mỳ tại nhà.
Mỗi ngày, các hộ sản xuất mỳ gạo thôn Mé đã đạt sản lượng khoảng 10 tấn gạo để làm mỳ (tương đương 9 tấn mỳ thành phẩm). Mỗi tháng, một hộ dân thôn Mé làm khoảng 12-13 mẻ mỳ, đạt sản lượng khoảng 1 tấn mỳ thành phẩm.
Mỳ gạo Kế sản xuất tại thôn Mé có hương vị thơm ngon đặc trưng, sợi mỳ to, không bị vữa nát sau khi nấu chín.
Ngoài thôn Mé, nghề làm mỳ gạo hiện còn thu hút khoảng gần 100 hộ dân ở các thôn khác của xã Dĩnh Kế như thôn Nợm, thôn Hạc, thôn Ngươi, thôn Sau, thôn Lường tham gia.
Năm 2009, mỳ gạo Kế (được sản xuất tại các thôn trên của xã Dĩnh Kế) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu "Mỳ Kế."
Năm 2010, làng nghề sản xuất mỳ gạo Kế ở thôn Mé đã được tỉnh Bắc Giang công nhận là làng nghề cấp tỉnh.
Trong hai năm 2010 và 2011, Quỹ khuyến công của tỉnh Bắc Giang cũng đã dành hàng chục triệu đồng để hỗ trợ dạy nghề sản xuất mỳ gạo cho 100 lao động của thôn Mé, nhờ đó đã giúp họ nâng cao ý thức đạo đức trong sản xuất kinh doanh, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm các kỹ năng cần thiết trong làm nghề...
Mỗi năm, chỉ tính riêng tại thôn Mé đã sản xuất đạt sản lượng trên 2.000 tấn mỳ Kế, được tiêu thụ ở tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu sang thị trường một số nước EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga...
Với giá bán trung bình hiện nay khoảng 24.000 đồng/kg, thôn Mé đã đạt tổng doanh thu khoảng trên 230 tỷ đồng/năm từ nghề sản xuất mỳ gạo. Nhiều hộ dân thôn Mé có lãi từ nghề làm mỳ gạo tới 1 triệu đồng/ngày và hàng trăm triệu đồng/năm... Nhờ đó, cùng với nghề làm bánh đa truyền thống, trồng hoa, cây cảnh, rau màu..., nghề làm mỳ gạo Kế đã góp phần làm giảm số hộ nghèo của toàn xã Dĩnh Kế xuống chỉ còn khoảng 40 hộ hiện nay./.
Việt Hùng (TTXVN)