Biết được thông tin về hàng nghìn khối gỗ nghiến mục nát trên rừng xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn từ hơn chục năm nay, chúng tôi đã đến tận nơi tìm hiểu và tận mắt chứng kiến những cây gỗ nghiến nằm rải rác trong khu rừng này.
Dọc theo khe núi Bó Lừa thuộc thôn Nà Cóc, xã Bộc Bố, hàng chục cây gỗ nghiến lớn nhỏ bị chặt hạ nằm chồng chất, có những cây đường kính trên 1m dài 25-30m. Nhiều cây bắt đầu mục vì đã nằm ở đây hơn chục năm.
Theo lời kể của anh Ma Văn Huân, một người dân sống ở khu vực này thì đây vốn là một cánh rừng nghiến bạt ngàn, vào khoảng những năm 1995-1999, do công tác quản lý lỏng lẻo nên người dân quanh vùng ồ ạt lên chặt hạ khiến khu rừng như một đại công trường.
Sau khi tái lập tỉnh Bắc Kạn, công tác quản lý chặt chẽ hơn nên số gỗ nghiến bị chặt hạ không được vận chuyển đi, nằm lại trên rừng từ đó đến nay và dần dần mục nát. Đồng thời, người dân mỗi ngày lẻn rừng vào vận chuyển một ít khiến số lượng gỗ nghiến còn lại giảm dần.
Dẫn chúng tôi lên khe núi để mục sở thị số gỗ nghiến nằm mục nát, ông Hoàng Văn Túc, Bí thư chi bộ thôn Nà Coóc cũng không khỏi ngỡ ngàng khi số gỗ nghiến nằm lại đã giảm đi trông thấy so với hơn một năm trước khi ông lên đây.
Ông Túc nói: "Khi những rừng nghiến ngã xuống thì thế hệ sau trong bản sẽ khó có cơ hội nhìn thấy cây nghiến, tuy nhiên xót xa hơn là những người dân như chúng tôi mỗi ngày lại phải chứng kiến một tài sản lớn của nhà nước bị bỏ hoang và những cây gỗ nghiến quý hiếm đang bị mất dần bởi lâm tặc lấy trộm."
Ông Tô Văn Thức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Pác Nặm khẳng định, từ những năm 1997, khối lượng gỗ nghiến bị chặt hạ là rất lớn (khoảng từ 1.500-2.000m3).
Kể từ ngày 30/6/2009, khu vực này được giao cho Ủy ban Nhân dân xã Bộc Bố quản lý, số lượng gỗ nghiến bị lấy trộm và mục nát đã lên đến gần 1.000m3, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ và các cành, còn những cây to khó vận chuyển thì vẫn còn nguyên.
Cũng từ thời điểm đó, lãnh đạo xã Bộc Bố đã phối hợp với các lực lượng chức năng nhất là Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn người dân vào rừng khai thác trộm. Nhưng do khu vực này chỉ cách khu dân cư vài trăm mét, bên cạnh đó là lực lượng kiểm lâm mỏng trong khi các đối tượng lấy trộm gỗ lại sử dụng nhiều biện pháp tinh vi nên quá trình quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay lượng gố nghiến còn lại bao nhiêu thì chưa thống kê được số liệu chính xác.
[Lâm tặc đang lộng hành ở Khu bảo tồn Kim Hỷ]
Theo ước lượng của ông Hoàng Văn Túc, số gỗ nghiến còn lại cũng không ít, có khả năng lên tới 700- 800m3, giá trị kinh tế lên đến hàng tỷ đồng. Do đó, huyện Pác Nặm đang rất cần có sự vào cuộc của các cấp ngành liên quan để sớm có hướng giải quyết, một mặt tạo công ăn việc làm cho người dân, mặt khác tạo nguồn thu ngân sách đáng kể cho huyện, tránh để lãng phí nguồn tài nguyên của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo ông Cà Ngọc Pao, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân xã Bộc Bố: "Do gỗ nghiến là loại gỗ quý hiếm, chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền cấp phép khai thác, nên chúng tôi cũng chưa biết phải giải quyết như thế nào. Việc quản lý số gỗ nghiến đó cũng không dễ và vẫn đang bị mất mát dần."./.
Dọc theo khe núi Bó Lừa thuộc thôn Nà Cóc, xã Bộc Bố, hàng chục cây gỗ nghiến lớn nhỏ bị chặt hạ nằm chồng chất, có những cây đường kính trên 1m dài 25-30m. Nhiều cây bắt đầu mục vì đã nằm ở đây hơn chục năm.
Theo lời kể của anh Ma Văn Huân, một người dân sống ở khu vực này thì đây vốn là một cánh rừng nghiến bạt ngàn, vào khoảng những năm 1995-1999, do công tác quản lý lỏng lẻo nên người dân quanh vùng ồ ạt lên chặt hạ khiến khu rừng như một đại công trường.
Sau khi tái lập tỉnh Bắc Kạn, công tác quản lý chặt chẽ hơn nên số gỗ nghiến bị chặt hạ không được vận chuyển đi, nằm lại trên rừng từ đó đến nay và dần dần mục nát. Đồng thời, người dân mỗi ngày lẻn rừng vào vận chuyển một ít khiến số lượng gỗ nghiến còn lại giảm dần.
Dẫn chúng tôi lên khe núi để mục sở thị số gỗ nghiến nằm mục nát, ông Hoàng Văn Túc, Bí thư chi bộ thôn Nà Coóc cũng không khỏi ngỡ ngàng khi số gỗ nghiến nằm lại đã giảm đi trông thấy so với hơn một năm trước khi ông lên đây.
Ông Túc nói: "Khi những rừng nghiến ngã xuống thì thế hệ sau trong bản sẽ khó có cơ hội nhìn thấy cây nghiến, tuy nhiên xót xa hơn là những người dân như chúng tôi mỗi ngày lại phải chứng kiến một tài sản lớn của nhà nước bị bỏ hoang và những cây gỗ nghiến quý hiếm đang bị mất dần bởi lâm tặc lấy trộm."
Ông Tô Văn Thức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Pác Nặm khẳng định, từ những năm 1997, khối lượng gỗ nghiến bị chặt hạ là rất lớn (khoảng từ 1.500-2.000m3).
Kể từ ngày 30/6/2009, khu vực này được giao cho Ủy ban Nhân dân xã Bộc Bố quản lý, số lượng gỗ nghiến bị lấy trộm và mục nát đã lên đến gần 1.000m3, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ và các cành, còn những cây to khó vận chuyển thì vẫn còn nguyên.
Cũng từ thời điểm đó, lãnh đạo xã Bộc Bố đã phối hợp với các lực lượng chức năng nhất là Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn người dân vào rừng khai thác trộm. Nhưng do khu vực này chỉ cách khu dân cư vài trăm mét, bên cạnh đó là lực lượng kiểm lâm mỏng trong khi các đối tượng lấy trộm gỗ lại sử dụng nhiều biện pháp tinh vi nên quá trình quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay lượng gố nghiến còn lại bao nhiêu thì chưa thống kê được số liệu chính xác.
[Lâm tặc đang lộng hành ở Khu bảo tồn Kim Hỷ]
Theo ước lượng của ông Hoàng Văn Túc, số gỗ nghiến còn lại cũng không ít, có khả năng lên tới 700- 800m3, giá trị kinh tế lên đến hàng tỷ đồng. Do đó, huyện Pác Nặm đang rất cần có sự vào cuộc của các cấp ngành liên quan để sớm có hướng giải quyết, một mặt tạo công ăn việc làm cho người dân, mặt khác tạo nguồn thu ngân sách đáng kể cho huyện, tránh để lãng phí nguồn tài nguyên của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo ông Cà Ngọc Pao, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân xã Bộc Bố: "Do gỗ nghiến là loại gỗ quý hiếm, chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền cấp phép khai thác, nên chúng tôi cũng chưa biết phải giải quyết như thế nào. Việc quản lý số gỗ nghiến đó cũng không dễ và vẫn đang bị mất mát dần."./.
Hoàng Nam (TTXVN)