Hội thảo quốc tế chuyên đề giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra ngày 24/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC).
Bộ Tài nguyên Môi trường, Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy hội sông Mekong quốc tế tại Lào, Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cùng hơn 500 đại biểu khách mời trong nước, quốc tế gồm đại diện các tổ chức phi Chính phủ, các nhà khoa học, doanh nhân đã tới dự hội thảo.
38 tham luận của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã đánh giá toàn diện thực trạng, nguy cơ của môi trường sông, biển trước tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các tham luận cũng đề xuất những giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm tăng cường sự phối hợp toàn vùng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở đề xuất và tham luận của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, của các nhà quản lý, lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, diễn đàn hội thảo đã tạo được tiếng nói đồng thuận chung, giúp người dân có ý thức và biết cách thích nghi với biến đổi khí hậu, như trước đây đã từng thích nghi và “sống chung với lũ.”
Thông qua hội thảo, các nhà tổ chức tiếp tục vận động và tranh thủ ủng hộ viện trợ kinh tế, về giải pháp khoa học kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhất là những vùng có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, với các bộ ngành ở trung ương nhằm tiếp tục hỗ trợ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc điều tra thu thập dữ liệu nhằm đưa ra dự báo sớm và chính xác hơn tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất, đến đời sống của hàng triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long trước mắt và lâu dài.
Hội thảo cũng nhằm tiếp tục tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và địa phương với những chủ trương chính sách cụ thể và một cơ chế phối hợp có hiệu quả và thiết thực hơn để giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tiềm năng thế mạnh về kinh tế, nơi có vựa lúa lớn nhất nước, vượt qua khó khăn thách thức của biến đổi khí hậu./.
Bộ Tài nguyên Môi trường, Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy hội sông Mekong quốc tế tại Lào, Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cùng hơn 500 đại biểu khách mời trong nước, quốc tế gồm đại diện các tổ chức phi Chính phủ, các nhà khoa học, doanh nhân đã tới dự hội thảo.
38 tham luận của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã đánh giá toàn diện thực trạng, nguy cơ của môi trường sông, biển trước tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các tham luận cũng đề xuất những giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm tăng cường sự phối hợp toàn vùng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở đề xuất và tham luận của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, của các nhà quản lý, lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, diễn đàn hội thảo đã tạo được tiếng nói đồng thuận chung, giúp người dân có ý thức và biết cách thích nghi với biến đổi khí hậu, như trước đây đã từng thích nghi và “sống chung với lũ.”
Thông qua hội thảo, các nhà tổ chức tiếp tục vận động và tranh thủ ủng hộ viện trợ kinh tế, về giải pháp khoa học kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhất là những vùng có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, với các bộ ngành ở trung ương nhằm tiếp tục hỗ trợ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc điều tra thu thập dữ liệu nhằm đưa ra dự báo sớm và chính xác hơn tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất, đến đời sống của hàng triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long trước mắt và lâu dài.
Hội thảo cũng nhằm tiếp tục tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và địa phương với những chủ trương chính sách cụ thể và một cơ chế phối hợp có hiệu quả và thiết thực hơn để giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tiềm năng thế mạnh về kinh tế, nơi có vựa lúa lớn nhất nước, vượt qua khó khăn thách thức của biến đổi khí hậu./.
Nam Thắng (TTXVN/Vietnam+)