Ngày 4/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Ban quản lý dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và các sở, ngành trong tỉnh, nhằm tìm biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư và di dời công trình công cộng phục vụ dự án.
Theo đại diện Ban quản lý dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, dự án này được triển khai xây dựng từ năm 2009 và dự kiến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này phụ thuộc rất lớn vào công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ban quản lý dự án kiến nghị, Ủy ban Nhân dân các huyện cần thúc đẩy nhanh các thủ tục thu hồi đất và giao đất cho dự án; đồng thời giải quyết dứt điểm các khiếu kiện liên quan đến mặt bằng đã bàn giao. Trong trường hợp tỉnh Đồng Nai không thể bàn giao mặt bằng sạch tại tỉnh lộ 25A trước ngày 30/3 tới, Ban quản lý dự án đường cao tốc đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh tạm thời đóng tỉnh lộ này để phục vụ thi công và vận hành khai thác tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến nút giao Quốc lộ 51.
Ban quản lý dự án cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, bàn giao mặt bằng cho dự án trước ngày 30/3 tới để công trình đảm bảo tiến độ như cam kết với nhà tài trợ.
Cũng theo báo cáo của Ban quản lý dự án đường cao tốc, hiện hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được di dời, chủ yếu tập trung ở huyện Long Thành. Cụ thể: dây điện trung hạ thế, viễn thông tại tỉnh lộ 25A vẫn chưa được bàn giao mặt bằng; một số trạm biến áp phục vụ chiếu sáng tuyến Quốc lộ 51 chưa được di dời; đường dây cáp treo (tại đường tỉnh 769, hương lộ 10) và đường ống dẫn nước (tỉnh lộ 25A) chưa được bàn giao mặt bằng. Tại huyện Thống Nhất, ở nút giao Dầu Giây (Quốc lộ 1A) có 36 hộ chưa di dời hoàn chỉnh nên Ban quản lý dự án không thể ngầm hóa hệ thống điện trung hạ thế và đường dây viễn thông.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư trên toàn tuyến đã được thực hiện hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tại các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống Nhất tình trạng người dân phản ánh diện tích được bồi thường chưa phù hợp, đe dọa tái lấn chiếm mặt bằng đã bàn giao vẫn diễn ra. Trước thực trạng này, các huyện đang tiến hành đo đạc lại diện tích, điều chỉnh phương án bồi thường.
Ông Phạm Sanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thống Nhất cho biết, thời gian qua, huyện Thống Nhất đã trả tiền bồi thường cho 100% các hộ dân và 2 tổ chức. Với 36 hộ tại khu vực hạng mục nút giao Dầu Giây, nay có 22 hộ đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ. Những hộ dân có khiếu nại, huyện đang tiến hành thanh tra để giải quyết dứt điểm./.
Theo đại diện Ban quản lý dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, dự án này được triển khai xây dựng từ năm 2009 và dự kiến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này phụ thuộc rất lớn vào công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ban quản lý dự án kiến nghị, Ủy ban Nhân dân các huyện cần thúc đẩy nhanh các thủ tục thu hồi đất và giao đất cho dự án; đồng thời giải quyết dứt điểm các khiếu kiện liên quan đến mặt bằng đã bàn giao. Trong trường hợp tỉnh Đồng Nai không thể bàn giao mặt bằng sạch tại tỉnh lộ 25A trước ngày 30/3 tới, Ban quản lý dự án đường cao tốc đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh tạm thời đóng tỉnh lộ này để phục vụ thi công và vận hành khai thác tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến nút giao Quốc lộ 51.
Ban quản lý dự án cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, bàn giao mặt bằng cho dự án trước ngày 30/3 tới để công trình đảm bảo tiến độ như cam kết với nhà tài trợ.
Cũng theo báo cáo của Ban quản lý dự án đường cao tốc, hiện hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được di dời, chủ yếu tập trung ở huyện Long Thành. Cụ thể: dây điện trung hạ thế, viễn thông tại tỉnh lộ 25A vẫn chưa được bàn giao mặt bằng; một số trạm biến áp phục vụ chiếu sáng tuyến Quốc lộ 51 chưa được di dời; đường dây cáp treo (tại đường tỉnh 769, hương lộ 10) và đường ống dẫn nước (tỉnh lộ 25A) chưa được bàn giao mặt bằng. Tại huyện Thống Nhất, ở nút giao Dầu Giây (Quốc lộ 1A) có 36 hộ chưa di dời hoàn chỉnh nên Ban quản lý dự án không thể ngầm hóa hệ thống điện trung hạ thế và đường dây viễn thông.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư trên toàn tuyến đã được thực hiện hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tại các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống Nhất tình trạng người dân phản ánh diện tích được bồi thường chưa phù hợp, đe dọa tái lấn chiếm mặt bằng đã bàn giao vẫn diễn ra. Trước thực trạng này, các huyện đang tiến hành đo đạc lại diện tích, điều chỉnh phương án bồi thường.
Ông Phạm Sanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thống Nhất cho biết, thời gian qua, huyện Thống Nhất đã trả tiền bồi thường cho 100% các hộ dân và 2 tổ chức. Với 36 hộ tại khu vực hạng mục nút giao Dầu Giây, nay có 22 hộ đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ. Những hộ dân có khiếu nại, huyện đang tiến hành thanh tra để giải quyết dứt điểm./.
Công Phong (TTXVN)