Theo các nhà phân tích, mặc dù Arập Xêút khẳng định rằng thị trường thế giới hiện nay vẫn rất dồi dào nguồn cung dầu mỏ, tình trạng bạo lực leo thang ở Libya có nguy cơ sẽ làm gián đoạn nghiêm trọng luồng xuất khẩu và có thể đẩy giá nhiên liệu này lên trên 200 USD/thùng.
Các nhà phân tích của Barclays Capital nhận định do bạo lực leo thang ở Libya, người ta ngày càng lo ngại rằng nguồn cung từ nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ tiếp tục bị gián đoạn và hoạt động sản xuất dầu mỏ của các nước láng giềng của Libya cũng sẽ phải chịu những tác động tương tự do tình trạng bất ổn chính trị.
Barclays Capital cảnh báo những công ty nước ngoài đã sơ tán lao động và tạm thời đóng cửa có thể sẽ ngần ngại nối lại hoạt động sản xuất nếu môi trường chính trị và an ninh tại Libya chưa ổn định trở lại.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), có tới một triệu thùng/ngày, tương đương 2/3 sản lượng dầu mỏ của Libya không thể tiếp cận được thị trường do lực lượng nổi dậy tiếp tục làm rối loạn tình hình. IEA cho biết Libya là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư ở châu Phi, sau Nigeria, Algeria và Angola, với thị trường tiêu thụ chủ yếu là châu Âu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali Naimi vẫn bác bỏ những lo ngại trên thị trường về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn SPA hôm 8/3, ông Ali Naimi khẳng định nguồn cung hiện nay trên thị trường vẫn rất dồi dào, đồng thời cho biết Arập Xêút có công suất dự phòng 3,5 triệu thùng/ngày sẵn sàng được sử dụng nếu cần thiết.
Sau phát biểu này của ông Ali Naimi, giá dầu thế giới đã nhanh chóng hạ nhiệt, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2011 tại New York phiên cùng ngày đã giảm 42 xu xuống 105,02 USD/thùng, một ngày sau khi lập kỷ lục 106,95 USD/thùng - mức cao nhất trong hai năm rưỡi; trong khi giá dầu Brent Biển bắc giao cùng kỳ tại London giảm 1,98 USD xuống 113,06 USD/thùng.
Và đến chiều 9/3 tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tư tới tiếp tục giảm 67 xu xuống 104,35 USD/thùng; còn giá dầu Brent cùng kỳ hạn giảm 76 xu xuống 112,30 USD/thùng.
Tuy nhiên, giới giao dịch hiện nay rõ ràng vẫn chưa hết lo ngại về tình hình chính trị ở nhiều nước Arập, trong đó có cả Arập Xêút.
David Hufton, thuộc công ty môi giới PVM, cho rằng ngay cả khi tình hình ở Trung Đông trở lại bình thường, tác động của những rối loạn hiện nay trong trung hạn sẽ hạn chế đà đi xuống của giá dầu và nếu nguồn cung từ một nước sản xuất khác bị gián đoạn hoặc thậm chí là chỉ cần một nguy cơ, giá dầu sẽ nhanh chóng vượt ngưỡng 150 USD/thùng.
Ngân hàng Nomura thậm chí còn dự báo giá dầu có thể lên tới 220 USD/thùng nếu xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Algeria, nước cũng đang trong tình trạng bất ổn xã hội.
Ngày 8/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ cũng nâng dự báo mức giá dầu trung bình trong năm nay lên 105 USD/thùng, cao hơn 14 USD so với dự báo đưa ra hồi tháng trước.
Barclays Capital kết luận: "Đối với thị trường dầu mỏ, năm nay sẽ là năm có nhiều sóng gió."./.
Các nhà phân tích của Barclays Capital nhận định do bạo lực leo thang ở Libya, người ta ngày càng lo ngại rằng nguồn cung từ nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ tiếp tục bị gián đoạn và hoạt động sản xuất dầu mỏ của các nước láng giềng của Libya cũng sẽ phải chịu những tác động tương tự do tình trạng bất ổn chính trị.
Barclays Capital cảnh báo những công ty nước ngoài đã sơ tán lao động và tạm thời đóng cửa có thể sẽ ngần ngại nối lại hoạt động sản xuất nếu môi trường chính trị và an ninh tại Libya chưa ổn định trở lại.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), có tới một triệu thùng/ngày, tương đương 2/3 sản lượng dầu mỏ của Libya không thể tiếp cận được thị trường do lực lượng nổi dậy tiếp tục làm rối loạn tình hình. IEA cho biết Libya là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư ở châu Phi, sau Nigeria, Algeria và Angola, với thị trường tiêu thụ chủ yếu là châu Âu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali Naimi vẫn bác bỏ những lo ngại trên thị trường về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn SPA hôm 8/3, ông Ali Naimi khẳng định nguồn cung hiện nay trên thị trường vẫn rất dồi dào, đồng thời cho biết Arập Xêút có công suất dự phòng 3,5 triệu thùng/ngày sẵn sàng được sử dụng nếu cần thiết.
Sau phát biểu này của ông Ali Naimi, giá dầu thế giới đã nhanh chóng hạ nhiệt, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2011 tại New York phiên cùng ngày đã giảm 42 xu xuống 105,02 USD/thùng, một ngày sau khi lập kỷ lục 106,95 USD/thùng - mức cao nhất trong hai năm rưỡi; trong khi giá dầu Brent Biển bắc giao cùng kỳ tại London giảm 1,98 USD xuống 113,06 USD/thùng.
Và đến chiều 9/3 tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tư tới tiếp tục giảm 67 xu xuống 104,35 USD/thùng; còn giá dầu Brent cùng kỳ hạn giảm 76 xu xuống 112,30 USD/thùng.
Tuy nhiên, giới giao dịch hiện nay rõ ràng vẫn chưa hết lo ngại về tình hình chính trị ở nhiều nước Arập, trong đó có cả Arập Xêút.
David Hufton, thuộc công ty môi giới PVM, cho rằng ngay cả khi tình hình ở Trung Đông trở lại bình thường, tác động của những rối loạn hiện nay trong trung hạn sẽ hạn chế đà đi xuống của giá dầu và nếu nguồn cung từ một nước sản xuất khác bị gián đoạn hoặc thậm chí là chỉ cần một nguy cơ, giá dầu sẽ nhanh chóng vượt ngưỡng 150 USD/thùng.
Ngân hàng Nomura thậm chí còn dự báo giá dầu có thể lên tới 220 USD/thùng nếu xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Algeria, nước cũng đang trong tình trạng bất ổn xã hội.
Ngày 8/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ cũng nâng dự báo mức giá dầu trung bình trong năm nay lên 105 USD/thùng, cao hơn 14 USD so với dự báo đưa ra hồi tháng trước.
Barclays Capital kết luận: "Đối với thị trường dầu mỏ, năm nay sẽ là năm có nhiều sóng gió."./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)