Dự báo, cơn bão số 11 nếu di chuyển nhanh thì thời điểm bão đổ vào đất liền của Việt Nam sẽ vào khoảng lúc 1 giờ và nếu chậm là khoảng 4 đến 5 giờ rạng sáng ngày mai (15/10), tập trung vào khu vực các tỉnh miền Trung.
Theo đó tổng lượng mưa các tỉnh, thành từ Nghệ An đến Đà Nẵng trung bình từ 200-250mm có thể lên đến 300mm. Mặt khác, sau khi bão số 11 đổ bộ sẽ có ngay đợt không khí lạnh tăng cường mạnh ở phía Bắc. Lo ngại hiện nay là mưa của hoàn lưu bão số 11 kết hợp với mưa của không khí lạnh là điều mà các địa phương cần lưu tâm.
Đó là nhận định của ông Võ Văn Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tại cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt cơn bão số 11 vừa diễn ra sáng nay (14/10), tại Hà Nội.
Theo Phó giám đốc Võ Văn Hòa, hiện bão số 11 đang ở cuối cấp 13, giật cấp 14 và di chuyển theo Tây Tây bắc. Cho đến 4 giờ sáng mai (15/10) bão sẽ áp sát bờ biển ở Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Cường độ lúc gần bờ giữ ở cấp 11 và 12.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, vào hồi 7 giờ sáng nay (14/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa. Cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 280km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Đến 7 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
[Bão số 11 cách bờ biển Quảng Trị-Quảng Ngãi 330km]
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 7 giờ này 16/10 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Nam Lào-Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Từ chiều tối nay (14/10) các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 10 – 12, giật cấp 13, cấp 14.
Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4 mét.
Dự báo, từ tối nay (14/10), do ảnh hưởng mưa của cơn bão số 11, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam sẽ lên, sau đó lan dần ra các tỉnh Nghệ An đến Hà Tĩnh và bắc Tây Nguyên. Trong đợt lũ này, mực nước các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam và bắc Tây Nguyên có khả năng lên mức báo động 2–báo động 3, có nơi trên báo động 3.
Các sông miền Trung ngày 14/10, mực nước các sông ở Bình Thuận và nam Tây Nguyên có dao động nhỏ, các sông khác ở Trung Bộ và bắc Tây Nguyên biến đổi chậm.
[Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 11]
Các sông Nam Bộ, trong những ngày tới, mực nước sông Cửu Long tiếp tục xuống chậm; riêng sông Vàm Cỏ Tây tiếp tục lên. Đến ngày 17/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,0m (ở mức BĐ2); tại Châu Đốc ở mức 3,65m (trên BĐ2: 0,15m); tại Mộc Hóa lên mức 2,0m (trên BĐ2: 0,2m). Từ ngày 14/10, do ảnh hưởng của triều cường, mực nước các sông vùng hạ nguồn sẽ lên lại, và ở mức báo động 2 – báo động 3.
Mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài có dao động nhỏ và ở mức 112,05m.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ do ảnh hưởng kết hợp hoàn lưu bão số 11 nên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Gió Đông Bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4–5. Ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc Biển Đông từ chiều tối nay (14/10) gió đông bắc mạnh lên cấp 6 - 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. khu vực Nam vịnh Bắc Bộ do ảnh hưởng kết hợp với hoàn lưu bão có gió mạnh cấp 8–9, sau tăng lên cấp 10–11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Vũ Văn Tú, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nhấn mạnh, biện pháp quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn, đồng thời chuẩn bị phương án sơ tán dân những khu vực nguy hiểm ở ven biển; hạ du các hồ chứa đã tích đầy nước, hoặc xuống cấp nghiêm trọng.
Theo đó tổng lượng mưa các tỉnh, thành từ Nghệ An đến Đà Nẵng trung bình từ 200-250mm có thể lên đến 300mm. Mặt khác, sau khi bão số 11 đổ bộ sẽ có ngay đợt không khí lạnh tăng cường mạnh ở phía Bắc. Lo ngại hiện nay là mưa của hoàn lưu bão số 11 kết hợp với mưa của không khí lạnh là điều mà các địa phương cần lưu tâm.
Đó là nhận định của ông Võ Văn Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tại cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt cơn bão số 11 vừa diễn ra sáng nay (14/10), tại Hà Nội.
Theo Phó giám đốc Võ Văn Hòa, hiện bão số 11 đang ở cuối cấp 13, giật cấp 14 và di chuyển theo Tây Tây bắc. Cho đến 4 giờ sáng mai (15/10) bão sẽ áp sát bờ biển ở Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Cường độ lúc gần bờ giữ ở cấp 11 và 12.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, vào hồi 7 giờ sáng nay (14/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa. Cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 280km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Đến 7 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
[Bão số 11 cách bờ biển Quảng Trị-Quảng Ngãi 330km]
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 7 giờ này 16/10 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Nam Lào-Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Từ chiều tối nay (14/10) các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 10 – 12, giật cấp 13, cấp 14.
Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4 mét.
Dự báo, từ tối nay (14/10), do ảnh hưởng mưa của cơn bão số 11, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam sẽ lên, sau đó lan dần ra các tỉnh Nghệ An đến Hà Tĩnh và bắc Tây Nguyên. Trong đợt lũ này, mực nước các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam và bắc Tây Nguyên có khả năng lên mức báo động 2–báo động 3, có nơi trên báo động 3.
Các sông miền Trung ngày 14/10, mực nước các sông ở Bình Thuận và nam Tây Nguyên có dao động nhỏ, các sông khác ở Trung Bộ và bắc Tây Nguyên biến đổi chậm.
[Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 11]
Các sông Nam Bộ, trong những ngày tới, mực nước sông Cửu Long tiếp tục xuống chậm; riêng sông Vàm Cỏ Tây tiếp tục lên. Đến ngày 17/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,0m (ở mức BĐ2); tại Châu Đốc ở mức 3,65m (trên BĐ2: 0,15m); tại Mộc Hóa lên mức 2,0m (trên BĐ2: 0,2m). Từ ngày 14/10, do ảnh hưởng của triều cường, mực nước các sông vùng hạ nguồn sẽ lên lại, và ở mức báo động 2 – báo động 3.
Mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài có dao động nhỏ và ở mức 112,05m.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ do ảnh hưởng kết hợp hoàn lưu bão số 11 nên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Gió Đông Bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4–5. Ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc Biển Đông từ chiều tối nay (14/10) gió đông bắc mạnh lên cấp 6 - 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. khu vực Nam vịnh Bắc Bộ do ảnh hưởng kết hợp với hoàn lưu bão có gió mạnh cấp 8–9, sau tăng lên cấp 10–11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Vũ Văn Tú, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nhấn mạnh, biện pháp quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn, đồng thời chuẩn bị phương án sơ tán dân những khu vực nguy hiểm ở ven biển; hạ du các hồ chứa đã tích đầy nước, hoặc xuống cấp nghiêm trọng.
Đến nay, lực lượng biên phòng tuyến biển và các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 68.062 phương tiện, với 292.783 người đang hoạt động trên biển. Riêng tại khu vực các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên hiện có 96 tàu, với 560 lao động đang di chuyển vào bờ./. |
Thanh Tâm (Vietnam+)