Có rất nhiều cảm xúc trong ngày kỷ niệm “tuổi 30” của Báo Thể thao & Văn hóa (21/8/1982-21/8/2012) - độ tuổi chín muồi, khẳng định được vị trí vững chắc trong làng báo giấy chính thống và trong lòng độc giả cả nước.
Giữa không khí ấy, hẹn hò mãi rồi cuối cùng phóng viên Vietnam+ cũng mới nhận được hồi âm của Tổng Biên tập Báo Thế thao và Văn hóa (TT&VH) bà Trương Lê Kim Hoa.
- Chúc mừng tuổi 30 TT&VH!Trong thời đại bùng nổ thông tin "đa phương tiện" như ngày nay, tôi biết TT&VH còn đang tham gia sản xuất bản tin truyền hình, bà có thể nói gì về các bản tin này?
Bà Trương Lê Kim Hoa: Hai bản tin Văn hóa Toàn cảnh và Hành trình Thể thao nói riêng, và các chương trình truyền hình của TT&VH nói chung phát trên kênh Truyền hình Thông tấn VNEWS, là kết quả của sự hợp tác giữa báo TT&VH và Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
Sự hợp tác này, trước hết là một trong những nhiệm vụ mà cơ quan chủ quản TTXVN giao cho hai đơn vị. Trải qua giai đoạn đầu còn hết sức bỡ ngỡ, tới nay, sau hơn hai năm thực hiện, các chương trình truyền hình của TT&VH đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán, thính giả.
TT&VH tự tin nghĩ rằng, việc sản xuất các thông tin hình về hai mảng thể thao và văn hóa cũng chính là một hướng phát triển của báo TT&VH. Đó có thể nói là con đường tất yếu trong thời kỳ bùng nổ thông tin "đa phương tiện" như hiện nay.
Tất nhiên, chúng tôi không chạy theo các chương trình mang tính giải trí thuần túy, mà sẽ phát triển các thông tin văn hóa-thể thao mang tính thời sự-cập nhật cao, và nhấn mạnh tính chính luận, tính định hướng.
Ngay trong thời điểm hiện tại, bản tin Hành tinh Thể thao (20 phút/ngày) cùng các bản tin Thể thao 60s (thời lượng 5 phút, cập nhật 3 lần trong ngày), cùng chương trình Văn hóa Toàn cảnh và Talkshow Radar Văn hóa đã khẳng định hướng phát triển đó.
Trong thời điểm hiện tại, cũng như tương lại, bên cạnh, báo giấy, báo điện tử, thương hiệu TT&VH còn được khẳng định bằng sự hiện diện trong lĩnh vực truyền hình và có thể nói TT&VH là một thương hiệu "3 trong 1".
- Bà có biết không, nhiều người từng là độc giả trung thành của TT&VH gần đây đã thốt lên đầy nuối tiếc với tôi rằng, dường như thời hoàng kim của TT&VH đã qua, rằng họ vẫn nhớ như in cảm giác chờ đợi và mong ngóng đến ngày được cầm trên tay tờ TT&VH nóng hôi hổi thời đó… Bà nghĩ sao về những suy tư, trăn trở này?
Bà Trương Lê Kim Hoa: Xin cảm ơn bạn đã nhớ đến "thời hoàng kim" của TT&VH. Và đó cũng là tâm trạng chung của không ít độc giả trong thời kỳ suy giảm của báo giấy ngày nay. Tuy nhiên, mỗi thời có bối cảnh, đặc thù riêng.
Vào thời kỳ nước ta còn bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận, và internet chưa phát triển, nguồn tin quốc tế còn rất hạn chế. Dựa trên nguồn tin quốc tế dồi dào của TTXVN, báo TT&VH đã khai thác các mảng thông tin mà công chúng thời kỳ đó đang "khát" nhất, đó là thông tin về thể thao quốc tế và văn hóa quốc tế.
Có thể nói đó là hai cánh cửa rất hẹp mở ra thế giới, mà nhờ TT&VH, độc giả nhiều thế hệ đã được tiếp nhận một cách có chắt lọc, định hướng. Tuy nhiên bước vào thế kỷ 21, và nhất là trong thế giới phẳng ngày nay, thì dường như mọi cánh cửa thông tin đã mở tung.
Và hơn thế, sự bùng nổ của truyền thông với các loại hình đa phương tiện, đã khiến cho rất nhiều độc giả thay đổi cách thức đọc, không còn đọc báo giấy nữa, mà chuyển sang báo mạng, nhất là lớp độc giả có trình độ như học sinh, sinh viên, trí thức, công chức... Và đặc biệt, đó cũng chính là phân khúc độc giả truyền thống của TT&VH. Vì thế báo giấy của TT&VH đương nhiên cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng suy cho cùng, cái thời hoàng kim mà bạn nhắc đến không phải của riêng TT&VH mà của báo giấy nói chung. Trong xu thế ngày nay, khi thế giới đã nghĩ đến ngày cáo chung của báo giấy, thì cái thời hoàng kim đó chắc chắn sẽ không bao giờ trở lại.
- Cùng chung dòng chảy trong xu thế đó, báo TT&VH sẽ làm gì để khẳng định vị trí của mình trong lòng độc giả, thưa bà?
Bà Trương Lê Kim Hoa: Trong xu thế tất yếu của loại hình báo chí thế giới, thay vì nuối tiếc thời hoàng kim, báo TT&VH chủ trương phát triển mạnh báo điện tử, truyền hình, bên cạnh việc giữ vững "mặt trận" báo giấy. Đó cũng là cách để "đón đầu" độc giả.
Với hàng trăm ngàn lượt người truy cập trên TT&VH Online/ngày, và hàng triệu người xem truyền hình của VNEWS, cùng lượng độc giả truyền thống của báo giấy, báo TT&VH nhận thấy rằng, độc giả của mình vào thời hoàng kim dường như không mất đi, mà chỉ "chuyển hóa" từ loại hình thông tin này sang loại hình kia.
Và có thể nói thương hiệu TT&VH là thương hiệu của một tập đoàn báo chí thu nhỏ, hiện diện trong nhiều loại hình sản phẩm thông tin, chứ không chỉ gói gọn trong các tờ báo giấy. Từ thời hoàng kim của báo giấy, chúng tôi cần phải tìm kiếm và tạo lập một thời hoàng kim khác trong kỷ nguyên thông tin đa phương tiện này.
Và chúng tôi rất muốn mời những độc giả từng nóng lòng chờ đợi đến ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần để đón đọc báo giấy TT&VH trước kia ấy, ngay bây giờ, có thể truy cập vào TT&VH Online từ máy tính bàn, hay vào phiên bản mobile trên điện thoại di động, hoặc mở kênh truyền hình Thông tấn VNEWS, hoặc sáng sáng ra các quầy báo..., các bạn hoàn toàn có thể đón nhận những sản phẩm thông tin... "nóng hôi hổi" từ TT&VH (cười).
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của bà!
Giữa không khí ấy, hẹn hò mãi rồi cuối cùng phóng viên Vietnam+ cũng mới nhận được hồi âm của Tổng Biên tập Báo Thế thao và Văn hóa (TT&VH) bà Trương Lê Kim Hoa.
- Chúc mừng tuổi 30 TT&VH!Trong thời đại bùng nổ thông tin "đa phương tiện" như ngày nay, tôi biết TT&VH còn đang tham gia sản xuất bản tin truyền hình, bà có thể nói gì về các bản tin này?
Bà Trương Lê Kim Hoa: Hai bản tin Văn hóa Toàn cảnh và Hành trình Thể thao nói riêng, và các chương trình truyền hình của TT&VH nói chung phát trên kênh Truyền hình Thông tấn VNEWS, là kết quả của sự hợp tác giữa báo TT&VH và Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
Sự hợp tác này, trước hết là một trong những nhiệm vụ mà cơ quan chủ quản TTXVN giao cho hai đơn vị. Trải qua giai đoạn đầu còn hết sức bỡ ngỡ, tới nay, sau hơn hai năm thực hiện, các chương trình truyền hình của TT&VH đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán, thính giả.
TT&VH tự tin nghĩ rằng, việc sản xuất các thông tin hình về hai mảng thể thao và văn hóa cũng chính là một hướng phát triển của báo TT&VH. Đó có thể nói là con đường tất yếu trong thời kỳ bùng nổ thông tin "đa phương tiện" như hiện nay.
Tất nhiên, chúng tôi không chạy theo các chương trình mang tính giải trí thuần túy, mà sẽ phát triển các thông tin văn hóa-thể thao mang tính thời sự-cập nhật cao, và nhấn mạnh tính chính luận, tính định hướng.
Ngay trong thời điểm hiện tại, bản tin Hành tinh Thể thao (20 phút/ngày) cùng các bản tin Thể thao 60s (thời lượng 5 phút, cập nhật 3 lần trong ngày), cùng chương trình Văn hóa Toàn cảnh và Talkshow Radar Văn hóa đã khẳng định hướng phát triển đó.
Trong thời điểm hiện tại, cũng như tương lại, bên cạnh, báo giấy, báo điện tử, thương hiệu TT&VH còn được khẳng định bằng sự hiện diện trong lĩnh vực truyền hình và có thể nói TT&VH là một thương hiệu "3 trong 1".
- Bà có biết không, nhiều người từng là độc giả trung thành của TT&VH gần đây đã thốt lên đầy nuối tiếc với tôi rằng, dường như thời hoàng kim của TT&VH đã qua, rằng họ vẫn nhớ như in cảm giác chờ đợi và mong ngóng đến ngày được cầm trên tay tờ TT&VH nóng hôi hổi thời đó… Bà nghĩ sao về những suy tư, trăn trở này?
Bà Trương Lê Kim Hoa: Xin cảm ơn bạn đã nhớ đến "thời hoàng kim" của TT&VH. Và đó cũng là tâm trạng chung của không ít độc giả trong thời kỳ suy giảm của báo giấy ngày nay. Tuy nhiên, mỗi thời có bối cảnh, đặc thù riêng.
Vào thời kỳ nước ta còn bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận, và internet chưa phát triển, nguồn tin quốc tế còn rất hạn chế. Dựa trên nguồn tin quốc tế dồi dào của TTXVN, báo TT&VH đã khai thác các mảng thông tin mà công chúng thời kỳ đó đang "khát" nhất, đó là thông tin về thể thao quốc tế và văn hóa quốc tế.
Có thể nói đó là hai cánh cửa rất hẹp mở ra thế giới, mà nhờ TT&VH, độc giả nhiều thế hệ đã được tiếp nhận một cách có chắt lọc, định hướng. Tuy nhiên bước vào thế kỷ 21, và nhất là trong thế giới phẳng ngày nay, thì dường như mọi cánh cửa thông tin đã mở tung.
Và hơn thế, sự bùng nổ của truyền thông với các loại hình đa phương tiện, đã khiến cho rất nhiều độc giả thay đổi cách thức đọc, không còn đọc báo giấy nữa, mà chuyển sang báo mạng, nhất là lớp độc giả có trình độ như học sinh, sinh viên, trí thức, công chức... Và đặc biệt, đó cũng chính là phân khúc độc giả truyền thống của TT&VH. Vì thế báo giấy của TT&VH đương nhiên cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng suy cho cùng, cái thời hoàng kim mà bạn nhắc đến không phải của riêng TT&VH mà của báo giấy nói chung. Trong xu thế ngày nay, khi thế giới đã nghĩ đến ngày cáo chung của báo giấy, thì cái thời hoàng kim đó chắc chắn sẽ không bao giờ trở lại.
- Cùng chung dòng chảy trong xu thế đó, báo TT&VH sẽ làm gì để khẳng định vị trí của mình trong lòng độc giả, thưa bà?
Bà Trương Lê Kim Hoa: Trong xu thế tất yếu của loại hình báo chí thế giới, thay vì nuối tiếc thời hoàng kim, báo TT&VH chủ trương phát triển mạnh báo điện tử, truyền hình, bên cạnh việc giữ vững "mặt trận" báo giấy. Đó cũng là cách để "đón đầu" độc giả.
Với hàng trăm ngàn lượt người truy cập trên TT&VH Online/ngày, và hàng triệu người xem truyền hình của VNEWS, cùng lượng độc giả truyền thống của báo giấy, báo TT&VH nhận thấy rằng, độc giả của mình vào thời hoàng kim dường như không mất đi, mà chỉ "chuyển hóa" từ loại hình thông tin này sang loại hình kia.
Và có thể nói thương hiệu TT&VH là thương hiệu của một tập đoàn báo chí thu nhỏ, hiện diện trong nhiều loại hình sản phẩm thông tin, chứ không chỉ gói gọn trong các tờ báo giấy. Từ thời hoàng kim của báo giấy, chúng tôi cần phải tìm kiếm và tạo lập một thời hoàng kim khác trong kỷ nguyên thông tin đa phương tiện này.
Và chúng tôi rất muốn mời những độc giả từng nóng lòng chờ đợi đến ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần để đón đọc báo giấy TT&VH trước kia ấy, ngay bây giờ, có thể truy cập vào TT&VH Online từ máy tính bàn, hay vào phiên bản mobile trên điện thoại di động, hoặc mở kênh truyền hình Thông tấn VNEWS, hoặc sáng sáng ra các quầy báo..., các bạn hoàn toàn có thể đón nhận những sản phẩm thông tin... "nóng hôi hổi" từ TT&VH (cười).
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của bà!
ChiLê (Vietnam+)