Ngày 9/9, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học lần 2 về "Nghìn năm môi trường Hoa Lư-Thăng Long- Hà Nội."
Có ba khuyến nghị ưu tiên của cộng đồng liên quan đến việc bảo vệ môi trường chung của vùng đất lịch sử Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội, gồm bảo tồn đến mức cao nhất hệ sinh thái ao hồ đặc thù của Hà Nội và hệ sinh thái núi đá vôi đặc thù của Ninh Bình; tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động bảo tồn cây di sản Việt Nam ở Hà Nội và Ninh Bình; hãy cứu lấy các dòng sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ dân sinh, kinh tế và bảo tồn di tích lịch sử.
Hà Nội và Ninh Bình có cơ hội hợp tác trong việc cải thiện môi trường khi Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm xử lý ô nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp.
Đề án gồm 12 dự án ưu tiên với tổng kinh phí ước tính khoảng 3.335 tỷ đồng. Bởi vậy, Hà Nội và Ninh Bình cần nhanh chóng tăng cường hệ thống quản lý môi trường cả về số lượng, chất lượng, về thể chế và sự phối hợp.
Hệ thống quản lý môi trường ở đây cũng cần chú trọng đúng mức, khai thác tối đa sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tạo điều kiện để các tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Bên cạnh đó, cần phát huy các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng, đóng góp ý kiến vào các quốc sách ứng xử với biến đổi khí hậu, các quy hoạch phát triển các thành phố Hà Nội, Ninh Bình./.
Có ba khuyến nghị ưu tiên của cộng đồng liên quan đến việc bảo vệ môi trường chung của vùng đất lịch sử Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội, gồm bảo tồn đến mức cao nhất hệ sinh thái ao hồ đặc thù của Hà Nội và hệ sinh thái núi đá vôi đặc thù của Ninh Bình; tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động bảo tồn cây di sản Việt Nam ở Hà Nội và Ninh Bình; hãy cứu lấy các dòng sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ dân sinh, kinh tế và bảo tồn di tích lịch sử.
Hà Nội và Ninh Bình có cơ hội hợp tác trong việc cải thiện môi trường khi Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm xử lý ô nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp.
Đề án gồm 12 dự án ưu tiên với tổng kinh phí ước tính khoảng 3.335 tỷ đồng. Bởi vậy, Hà Nội và Ninh Bình cần nhanh chóng tăng cường hệ thống quản lý môi trường cả về số lượng, chất lượng, về thể chế và sự phối hợp.
Hệ thống quản lý môi trường ở đây cũng cần chú trọng đúng mức, khai thác tối đa sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tạo điều kiện để các tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Bên cạnh đó, cần phát huy các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng, đóng góp ý kiến vào các quốc sách ứng xử với biến đổi khí hậu, các quy hoạch phát triển các thành phố Hà Nội, Ninh Bình./.
Hoàng Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)