Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, bên cạnh cảm hứng chào mừng thì rộn lên một số trăn trở về quyền lợi của tác giả báo chí. Đó là những ý kiến muốn đấu tranh để bảo vệ quyền tác giả của các nhà báo chân chính khi tác phẩm của họ bị vi phạm bản quyền.
Phóng viên Vietnam+ đã tìm gặp các chuyên gia của Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam, Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Na Uy để tìm hiểu về những quy định để bảo vệ quyền tác giả tác phẩm báo chí hiện nay và ý kiến của họ xung quanh vấn đề này.
"Nhà báo cần bảo vệ chữ 'tâm' trong sáng của mình"
Theo ông Tô Văn Long, Trưởng phòng Bản quyền tác giả Văn học-Nghệ thuật (Cục Bản quyền tác giả Việt Nam), tác phẩm báo chí cũng là đối tượng được bảo vệ bản quyền nên sao chép tác phẩm báo chí cũng phải tuân theo các quy định của việc sao chép một tác phẩm văn học-nghệ thuật.
Việc trích dẫn hoặc trích đăng từ bài báo thì buộc phải nêu nguồn gốc xuất xứ. Còn khi đã lấy cả hay chỉ một phần bài báo cũng là đã vi phạm bản quyền và cần được xử lý thật nghiêm.
Nhưng chính vì các nhà báo cũng chưa coi trọng vấn đề bản quyền, nhiều khi cũng xuê xoa hoặc còn tặc lưỡi coi như cho nhau thông tin. Ở Việt Nam cũng chưa có vụ việc nào dẫn đến kiện tụng từ một tác phẩm báo chí.
Thế nên tôi nghĩ rằng các nhà báo cũng cần có thái độ rõ ràng, kiên quyết để bảo vệ tác phẩm của mình. Một khi người vi phạm sử dụng vào mục đích thương mại thì cần phải xử phạt hoặc có thể truy tố trước pháp luật.
Có nhà báo đã rất bức xúc với tôi vì bài của mình bị copy 100% nội dung rồi thay nhan đề và ký tên khác để đăng báo. Sau này, tất cả những việc như thế cần nhà báo bị vi phạm đứng ra yêu cầu được bảo vệ. Vì nhà báo cũng là người làm sáng tạo cần được bảo vệ theo điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Từ Nghị định 100 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã có quy định chặt chẽ về bảo vệ bản quyền tác giả. Song phải thừa nhận việc này chưa đi vào đời sống báo chí nói riêng và đời sống của nhiều người Việt Nam nói chung.
Trước mắt, tôi nghĩ chính các báo sẽ tham gia vào việc đăng tải nêu lên những vi phạm. Cần có cuộc vận động để chính mỗi nhà báo cũng cần ý thức để bảo vệ chữ tâm sáng của mình.
Mỗi nhà báo cần tránh việc “sao chép khuất tất” coi công sức của đồng nghiệp khác thành tác phẩm hoặc một phần tác phẩm của mình.
"Cần xử nặng những vi phạm bản quyền báo chí"
Ông Trond Andreassen, Tổng thư ký Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Nauy cho biết, ở đất nước của chúng tôi không có chuyện sao chép phổ biến các bài báo. Vì chính các bài báo cũng được bảo vệ như mọi tác phẩm phi hư cấu.
Trong hệ thống văn học Na Uy, tổ chức bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm báo chí cũng được bảo vệ tương tự như quyền tác giả của các tác phẩm văn học. Thực tế là, luật của chúng tôi bảo vệ những ý tưởng thành sách đã in ra rồi, chứ không phải những ý tưởng chưa in.
Việc vi phạm bản quyền của báo chí ở Nauy không phổ biến nên không thể kể một trường hợp cụ thể nào được. Các tác phẩm báo chí được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt và người dân Na Uy cũng nghiêm chỉnh chấp hành luật.
Chúng ta cũng cần phải phân biệt hai loại báo chí là báo in và báo trên mạng Internet. Ở Na Uy, việc vi phạm khi trích nội dung thông tin từ các báo trên Internet có nhiều hơn các báo in. Tuy nhiên việc này khi bị phát hiện thì có xử phạt rất nặng.
Với một đất nước mà tình trạng này có vẻ trầm trọng thì theo tôi nên có ngay những điều luật rõ ràng để có thể bảo vệ và bênh vực cho tác giả. Những vi phạm này cần bị xử rất nặng vì nếu không, người ta sẽ không nhìn nhận vấn đề vi phạm bản quyền một cách nghiêm túc.
Không chỉ ở Nauy hay Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng chung tình trạng nhiều người cứ nghĩ có thể tự do lấy những sản phẩm trên Internet không cần xin ý kiến ai.
"Cần đoàn kết để chống lại nạn trộm cắp thông tin"
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, Giám đốc Trung tâm bản quyền Văn học Việt Nam khẳng định: Không nên nhầm lẫn sự trôi nổi tự do của thông tin với sự trôi nổi của thông tin tự do. Sách, tạp chí, báo… đều rất cần được bảo vệ.
Cộng đồng sở hữu quyền tác phẩm cần phải đứng lên đoàn kết nếu có việc trục lợi bất hợp pháp cũng như trộm cắp thông tin qua công nghệ kỹ thuật hiện đại, cần phải chấm dứt. Bởi vì công nghệ hiện đại cũng đang tạo điều kiện cho việc sao chép và sử dụng trái phép các thông tin./.
Phóng viên Vietnam+ đã tìm gặp các chuyên gia của Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam, Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Na Uy để tìm hiểu về những quy định để bảo vệ quyền tác giả tác phẩm báo chí hiện nay và ý kiến của họ xung quanh vấn đề này.
"Nhà báo cần bảo vệ chữ 'tâm' trong sáng của mình"
Theo ông Tô Văn Long, Trưởng phòng Bản quyền tác giả Văn học-Nghệ thuật (Cục Bản quyền tác giả Việt Nam), tác phẩm báo chí cũng là đối tượng được bảo vệ bản quyền nên sao chép tác phẩm báo chí cũng phải tuân theo các quy định của việc sao chép một tác phẩm văn học-nghệ thuật.
Việc trích dẫn hoặc trích đăng từ bài báo thì buộc phải nêu nguồn gốc xuất xứ. Còn khi đã lấy cả hay chỉ một phần bài báo cũng là đã vi phạm bản quyền và cần được xử lý thật nghiêm.
Nhưng chính vì các nhà báo cũng chưa coi trọng vấn đề bản quyền, nhiều khi cũng xuê xoa hoặc còn tặc lưỡi coi như cho nhau thông tin. Ở Việt Nam cũng chưa có vụ việc nào dẫn đến kiện tụng từ một tác phẩm báo chí.
Thế nên tôi nghĩ rằng các nhà báo cũng cần có thái độ rõ ràng, kiên quyết để bảo vệ tác phẩm của mình. Một khi người vi phạm sử dụng vào mục đích thương mại thì cần phải xử phạt hoặc có thể truy tố trước pháp luật.
Có nhà báo đã rất bức xúc với tôi vì bài của mình bị copy 100% nội dung rồi thay nhan đề và ký tên khác để đăng báo. Sau này, tất cả những việc như thế cần nhà báo bị vi phạm đứng ra yêu cầu được bảo vệ. Vì nhà báo cũng là người làm sáng tạo cần được bảo vệ theo điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Từ Nghị định 100 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã có quy định chặt chẽ về bảo vệ bản quyền tác giả. Song phải thừa nhận việc này chưa đi vào đời sống báo chí nói riêng và đời sống của nhiều người Việt Nam nói chung.
Trước mắt, tôi nghĩ chính các báo sẽ tham gia vào việc đăng tải nêu lên những vi phạm. Cần có cuộc vận động để chính mỗi nhà báo cũng cần ý thức để bảo vệ chữ tâm sáng của mình.
Mỗi nhà báo cần tránh việc “sao chép khuất tất” coi công sức của đồng nghiệp khác thành tác phẩm hoặc một phần tác phẩm của mình.
"Cần xử nặng những vi phạm bản quyền báo chí"
Ông Trond Andreassen, Tổng thư ký Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Nauy cho biết, ở đất nước của chúng tôi không có chuyện sao chép phổ biến các bài báo. Vì chính các bài báo cũng được bảo vệ như mọi tác phẩm phi hư cấu.
Trong hệ thống văn học Na Uy, tổ chức bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm báo chí cũng được bảo vệ tương tự như quyền tác giả của các tác phẩm văn học. Thực tế là, luật của chúng tôi bảo vệ những ý tưởng thành sách đã in ra rồi, chứ không phải những ý tưởng chưa in.
Việc vi phạm bản quyền của báo chí ở Nauy không phổ biến nên không thể kể một trường hợp cụ thể nào được. Các tác phẩm báo chí được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt và người dân Na Uy cũng nghiêm chỉnh chấp hành luật.
Chúng ta cũng cần phải phân biệt hai loại báo chí là báo in và báo trên mạng Internet. Ở Na Uy, việc vi phạm khi trích nội dung thông tin từ các báo trên Internet có nhiều hơn các báo in. Tuy nhiên việc này khi bị phát hiện thì có xử phạt rất nặng.
Với một đất nước mà tình trạng này có vẻ trầm trọng thì theo tôi nên có ngay những điều luật rõ ràng để có thể bảo vệ và bênh vực cho tác giả. Những vi phạm này cần bị xử rất nặng vì nếu không, người ta sẽ không nhìn nhận vấn đề vi phạm bản quyền một cách nghiêm túc.
Không chỉ ở Nauy hay Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng chung tình trạng nhiều người cứ nghĩ có thể tự do lấy những sản phẩm trên Internet không cần xin ý kiến ai.
"Cần đoàn kết để chống lại nạn trộm cắp thông tin"
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, Giám đốc Trung tâm bản quyền Văn học Việt Nam khẳng định: Không nên nhầm lẫn sự trôi nổi tự do của thông tin với sự trôi nổi của thông tin tự do. Sách, tạp chí, báo… đều rất cần được bảo vệ.
Cộng đồng sở hữu quyền tác phẩm cần phải đứng lên đoàn kết nếu có việc trục lợi bất hợp pháp cũng như trộm cắp thông tin qua công nghệ kỹ thuật hiện đại, cần phải chấm dứt. Bởi vì công nghệ hiện đại cũng đang tạo điều kiện cho việc sao chép và sử dụng trái phép các thông tin./.
Kim Anh-Thúy Mơ (Vietnam+)