Từ giữa năm 2011 đến nay, nhiều hộ dân sinh sống và làm ăn dọc theo suối A Ka, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên-Huế rất bức xúc trước hoạt động khai thác vàng của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quang Vinh gọi tắt là Công ty Quang Vinh.
Công ty Quang Vinh được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp giấy phép khai thác vàng trên suối A Ka từ tháng 6/2011 đến 6/2013, theo tờ trình của Ủy ban Nhân dân huyện Nam Đông. Theo cam kết, việc khai thác vàng của Công ty Quang Vinh sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu dân sinh và giải quyết lao động tại chỗ... Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của việc khai thác vàng tại suối A Ka đến đâu thì chưa rõ, nhưng trước mắt đã gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương.
Sống bên suối A Ka, gia đình anh Đoàn Văn Đao ở thôn 4 rất lo lắng kể từ khi Công ty khai thác vàng đi vào hoạt động. Không những diện tích đất vườn để trồng trọt và chăn nuôi của gia đình anh ngày càng bị thu hẹp do bờ suối sạt lở ngày một nghiêm trọng, nước suối đục ngầu, có mùi hôi và không thể sử dụng được nữa.
Anh Phạm Văn Nài cho biết thêm đơn vị khai thác vàng không hoàn trả lại mặt bằng đã khiến suối A Ka bị đổi dòng, nên khi mùa mưa lũ đến sẽ rất nguy hiểm. Nếu lũ về, dòng chảy bị đổi dòng, gây nên tình trạng sạt lở mạnh hơn, khiến đất sản xuất của người dân bị cuốn trôi hoặc làm vùi lấp ruộng vườn, hoa màu.
Khu vực Công ty Quang Vinh được cấp phép khai thác vàng từ thôn 1 đến thôn 4 với diện tích 9ha. Hoạt động khai thác vàng hiện nay đang tạm ngừng, nhưng những gì còn lại tại hiện trường cho thấy, đã có một đoạn dài giữa lòng suối A Ka bị “băm nát.”
Những khối đá, sỏi bị xới tung rồi chất thành từng đống cao hơn 1m, kéo dài hàng chục mét nằm án ngữ giữa dòng suối.
Ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thượng Long phản ánh: việc cấp giấy phép khai thác vàng cho Công ty Quang Vinh có nhiều điểm không hợp lý. Trước hết là vị trí khai thác vàng nằm ngay giữa khu dân cư đông người, nên dẫn đến nhiều hệ lụy, như gây tiếng ồn lớn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở làm mất đất sản xuất của người dân…
Bên cạnh đó là ảnh hưởng đến tập tục, văn hóa, tâm linh của người dân - chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơtu vốn đã sinh sống bên suối A Ka từ lâu.
Ông Cường cũng cho biết thêm trước phản ánh chính đáng của người dân, Ủy ban Nhân dân xã Thượng Long đã đề nghị cấp trên rút giấy phép khai thác vàng của Công ty Quang Vinh; đồng thời, yêu cầu hoàn trả lại mặt bằng, môi trường và đền bù thiệt hại cho người dân./.
Công ty Quang Vinh được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp giấy phép khai thác vàng trên suối A Ka từ tháng 6/2011 đến 6/2013, theo tờ trình của Ủy ban Nhân dân huyện Nam Đông. Theo cam kết, việc khai thác vàng của Công ty Quang Vinh sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu dân sinh và giải quyết lao động tại chỗ... Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của việc khai thác vàng tại suối A Ka đến đâu thì chưa rõ, nhưng trước mắt đã gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương.
Sống bên suối A Ka, gia đình anh Đoàn Văn Đao ở thôn 4 rất lo lắng kể từ khi Công ty khai thác vàng đi vào hoạt động. Không những diện tích đất vườn để trồng trọt và chăn nuôi của gia đình anh ngày càng bị thu hẹp do bờ suối sạt lở ngày một nghiêm trọng, nước suối đục ngầu, có mùi hôi và không thể sử dụng được nữa.
Anh Phạm Văn Nài cho biết thêm đơn vị khai thác vàng không hoàn trả lại mặt bằng đã khiến suối A Ka bị đổi dòng, nên khi mùa mưa lũ đến sẽ rất nguy hiểm. Nếu lũ về, dòng chảy bị đổi dòng, gây nên tình trạng sạt lở mạnh hơn, khiến đất sản xuất của người dân bị cuốn trôi hoặc làm vùi lấp ruộng vườn, hoa màu.
Khu vực Công ty Quang Vinh được cấp phép khai thác vàng từ thôn 1 đến thôn 4 với diện tích 9ha. Hoạt động khai thác vàng hiện nay đang tạm ngừng, nhưng những gì còn lại tại hiện trường cho thấy, đã có một đoạn dài giữa lòng suối A Ka bị “băm nát.”
Những khối đá, sỏi bị xới tung rồi chất thành từng đống cao hơn 1m, kéo dài hàng chục mét nằm án ngữ giữa dòng suối.
Ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thượng Long phản ánh: việc cấp giấy phép khai thác vàng cho Công ty Quang Vinh có nhiều điểm không hợp lý. Trước hết là vị trí khai thác vàng nằm ngay giữa khu dân cư đông người, nên dẫn đến nhiều hệ lụy, như gây tiếng ồn lớn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở làm mất đất sản xuất của người dân…
Bên cạnh đó là ảnh hưởng đến tập tục, văn hóa, tâm linh của người dân - chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơtu vốn đã sinh sống bên suối A Ka từ lâu.
Ông Cường cũng cho biết thêm trước phản ánh chính đáng của người dân, Ủy ban Nhân dân xã Thượng Long đã đề nghị cấp trên rút giấy phép khai thác vàng của Công ty Quang Vinh; đồng thời, yêu cầu hoàn trả lại mặt bằng, môi trường và đền bù thiệt hại cho người dân./.
Nguyên Lý (TTXVN)