Bầu cử Mỹ 2020: Các ứng cử viên đảng Dân chủ tranh luận lần thứ 2

Trong cuộc tranh luận thứ hai này, các ứng cử viên đã đồng loạt "tấn công" các chính sách của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong các vấn đề thuế quan, chăm sóc y tế và bất bình đẳng thu nhập.
Bầu cử Mỹ 2020: Các ứng cử viên đảng Dân chủ tranh luận lần thứ 2 ảnh 1Cựu Phó Tổng thống Biden. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Sáng 28/6 (giờ Việt Nam), tại thành phố Miami, bang Florida, 10 ứng cử viên còn lại cạnh tranh tấm vé đại diện của đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã bước vào buổi tranh luận thứ hai được phát sóng trực tiếp trên truyền hình.

Các ứng cử viên tham gia tranh luận lần này gồm Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, nghị sỹ bang Colorado Michael Bennet, thị trưởng thành phố South Bend thuộc bang Indiana Pete Buttigieg, nghị sỹ bang New York Kirsten Gillibrand, nghị sỹ bang California Kamala Harris, Thống đốc Colorado John Hickenlooper, Thượng nghị sỹ bang Vermont Berie Sanders, nghị sỹ California Eric Swalwell, nhà văn Marianne Williamson và doanh nhân Andrew Yang.

Trong cuộc tranh luận thứ hai này, các ứng cử viên đã đồng loạt "tấn công" các chính sách của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong các vấn đề thuế quan, chăm sóc y tế và bất bình đẳng thu nhập.

[Những điểm nổi lên trong đêm tranh luận đầu tiên của đảng Dân chủ]

Cựu Phó Tổng thống Biden, người đang dẫn đầu các cuộc thăm dò trong cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Dân chủ, đã trở thành tâm điểm trong những phút đầu tiên của cuộc tranh luận khi trực tiếp cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy người dân Mỹ vào "tình huống khủng khiếp" với một "sự bất bình đẳng thu nhập khổng lồ."

Ông tuyên bố sẽ bãi bỏ chính sách giảm thuế cho người giàu của Tổng thống Trump nếu đắc cử tổng thống. Chính khách này cũng bảo vệ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá rẻ có tên Obamacare, đồng thời kêu gọi xây dựng một chương trình chăm sóc y tế dựa trên đạo luật này thay vì thay thế bằng hệ thống "Medicare for All" được Thượng nghị sỹ Sanders thúc đẩy. Ông cũng tuyên bố sẽ bãi bỏ chính sách giảm thuế cho người giàu của Tổng thống Trump.

Về phần mình, Thượng nghị sỹ bang Vermont kiên quyết bảo vệ các kế hoạch chi tiêu lớn dành cho chương trình chăm sóc y tế của chính phủ mà ông đang thúc đẩy, song thừa nhận một số người dân Mỹ sẽ phải trả thuế nhiều hơn để thực hiện điều đó.

Theo lập luận của ông Sanders, kế hoạch "Medicare for All" của ông sẽ chi trả hoàn toàn và giảm chi phí cho rất nhiều người dù một số người dân thuộc tầng lớp trung lưu có thể phải trả tiền nhiều hơn.

Một trong những điểm nổi bật của cuộc tranh luận thứ hai này là cả 10 ứng cử viên đều ủng hộ kế hoạch chăm sóc y tế cho cả người nhập cư không có giấy tờ.

Trước động thái này, trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump đã chỉ trích việc các ứng cử viên đảng Dân chủ đều ủng hộ việc chi hàng triệu USD tiền chăm sóc sức khỏe không giới hạn cho những người nhập cư nước ngoài bất hợp pháp. Theo ông chủ Nhà Trắng, điều này sẽ ảnh hướng tới việc chăm sóc y tế cho chính người dân Mỹ.

Nhập cư là một trong những vấn đề hàng đầu gây chia rẽ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong khi chính quyền Tổng thống Trump tăng cường các chính sách cứng rắn nhằm hạn chế người nhập cư trái phép vào Mỹ thì đảng Dân chủ lại tuyên bố sẽ ngăn chặn nguy cơ trục xuất và tạo điều kiện cấp quyền công dân cho những người nhập cư trên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng TikTok trên nền quốc kỳ Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tòa án Tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Mặc dù ứng dụng TikTok sẽ không biến mất ngay lập tức khỏi các điện thoại của người dùng hiện tại, nhưng người dùng mới sẽ không thể tải xuống ứng dụng, các bản cập nhật cũng sẽ bị vô hiệu hóa tại Mỹ.