Chiều 24/4, tại thành phố Bến Tre, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức trọng thể lễ khánh thành cầu Hàm Luông bắc qua sông Hàm Luông, nằm trên quốc lộ 60, nối thành phố Bến Tre với bốn huyện trên Cù lao Minh, với dân số hơn 600.000 người.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ cầu Hàm Luông là cây cầu có ý nghĩa lớn không chỉ đối với hơn 600.000 dân của bốn huyện Cù lao Minh mà cả với Bến Tre.
Cầu Hàm Luông không chỉ giúp Bến Tre phát triển kinh tế-xã hội mà còn có ý nghĩa về quốc phòng-an ninh. Vì vậy, Bến Tre cần huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, vươn lên thành một tỉnh giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống quê hương Đồng khởi anh hùng.
Cầu Hàm Luông được khởi công ngày 1/4/2007, cách bến phà Hàm Luông hiện hữu 2,3 Km về phía thượng lưu, có kết cấu bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng, dài 1.280,4m, rộng 16m, khoang thông thuyền 80m, trong đó ba nhịp giữa có khẩu độ 150m, lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Cầu có thiết kế 4 làn xe, trọng tải H30 và XB80, vốn đầu tư gần 787 tỉ đồng, từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
Cùng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dịp này còn có đường dẫn vào hai đầu cầu Hàm Luông, dài 6,5km, rộng 12m và hai cầu trên tuyến là cầu Cái Cấm và Chợ Xép, dài tổng cộng 450m, rộng 12m.
Trong quá trình thi công, cầu Hàm Luông đạt được ba kỷ lục giải phóng mặt bằng nhanh nhất chỉ trong bốn tháng, lần đầu tiên áp dụng công nghệ đúc hẫng cân bằng với khẩu độ lớn nhất (150m) và hoàn thành trước thời hạn ba tháng.
Cầu Hàm Luông hoàn thành đưa vào sử dụng cũng có nghĩa là tuyến quốc lộ 60, từ ngã ba Trung Lương (Tiền Giang) qua địa bàn tỉnh Bến Tre được thông suốt (cầu Rạch Miễu đã đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009), không chỉ giúp Bến Tre phát triển kinh tế-xã hội mà tỉnh Trà Vinh cũng được hưởng lợi, vì rút ngắn quãng đường Trà Vinh-Thành phố Hồ Chí Minh hơn 70km, nếu đi theo tuyến quốc lộ 60, so với lộ trình hiện nay./.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ cầu Hàm Luông là cây cầu có ý nghĩa lớn không chỉ đối với hơn 600.000 dân của bốn huyện Cù lao Minh mà cả với Bến Tre.
Cầu Hàm Luông không chỉ giúp Bến Tre phát triển kinh tế-xã hội mà còn có ý nghĩa về quốc phòng-an ninh. Vì vậy, Bến Tre cần huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, vươn lên thành một tỉnh giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống quê hương Đồng khởi anh hùng.
Cầu Hàm Luông được khởi công ngày 1/4/2007, cách bến phà Hàm Luông hiện hữu 2,3 Km về phía thượng lưu, có kết cấu bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng, dài 1.280,4m, rộng 16m, khoang thông thuyền 80m, trong đó ba nhịp giữa có khẩu độ 150m, lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Cầu có thiết kế 4 làn xe, trọng tải H30 và XB80, vốn đầu tư gần 787 tỉ đồng, từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
Cùng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dịp này còn có đường dẫn vào hai đầu cầu Hàm Luông, dài 6,5km, rộng 12m và hai cầu trên tuyến là cầu Cái Cấm và Chợ Xép, dài tổng cộng 450m, rộng 12m.
Trong quá trình thi công, cầu Hàm Luông đạt được ba kỷ lục giải phóng mặt bằng nhanh nhất chỉ trong bốn tháng, lần đầu tiên áp dụng công nghệ đúc hẫng cân bằng với khẩu độ lớn nhất (150m) và hoàn thành trước thời hạn ba tháng.
Cầu Hàm Luông hoàn thành đưa vào sử dụng cũng có nghĩa là tuyến quốc lộ 60, từ ngã ba Trung Lương (Tiền Giang) qua địa bàn tỉnh Bến Tre được thông suốt (cầu Rạch Miễu đã đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009), không chỉ giúp Bến Tre phát triển kinh tế-xã hội mà tỉnh Trà Vinh cũng được hưởng lợi, vì rút ngắn quãng đường Trà Vinh-Thành phố Hồ Chí Minh hơn 70km, nếu đi theo tuyến quốc lộ 60, so với lộ trình hiện nay./.
Văn Trí (Vietnam+)