Hiện nay ở Pháp có tới trên 3 triệu người bị tiểu đường, tăng khoảng 6%/năm.
Đây là một trong những bệnh dịch không nhiễm trùng phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đến mức “không tưởng tượng được.”
Bệnh nhân bị tiểu đường tăng gấp đôi so với cách đây 10 năm. Chi phí cho việc chữa trị căn bệnh này cũng tăng lên gấp đôi trong vòng 8 năm qua, từ 7,1 tỷ euro năm 2001 lên 14 tỷ euro năm 2009.
Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo được đưa ra trong cuốn sách trắng (Livre blanc) vừa ra mắt bạn đọc tại Pháp.
Các báo Pháp Le Monde et le Figaro đều có bài dẫn lại kết quả nghiên cứu của cuốn sách của hai đồng tác giả giáo sư Jacques Bringer, chủ tịch Hội pháp ngữ đái tháo đường (SFD-Société francophone) và ông Alain Coulomb biên soạn.
Giáo sư Jacques Bringer cho biết ngoài con số bệnh nhân bị tiểu đường gia tăng trên đây còn chưa kể đến 500.000 người không đi khám. Ông cho rằng, một bệnh nhân phải chi trung bình mỗi năm khoảng 5.300 euro, thậm chí có thể lên tới 65.000 euro mỗi năm cho một bệnh nhân bị tiểu đường type 1.
Đối bệnh nhân tiểu đường type 2 chi phí có thể giao động từ 3.600 đến 10.400 euro/năm/bệnh nhân. Theo ông, vì sự gia tăng của căn bệnh này liên quan chặt chẽ với sự phát triển của bệnh béo phì, nên ngày nay “dịch bệnh thầm lặng” này không thể “thanh toán tận gốc” được.
Các nhà chuyên môn chỉ có thể cố gắng để thử thay đổi nó bằng cách tăng cường tuyên truyền việc phòng chống trên các phương tiện thông tin đại chúng để phát hiện bệnh sớm và hạn chế các biến chứng như gây mù lòa và các tổn thương tim mạch.
Đặc biệt, về mặt bệnh học, bệnh tiểu đường còn liên quan đến vấn đề môi trường và một số các thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bệnh nhân bị tiểu đường thường bị mắc một số bệnh mãn tính khác như ung thư hoặc các bệnh về phổi. Với những ca bệnh này chi phí còn lên đến 60 tỷ euro mỗi năm ở Pháp.
Ngoài ra, Sách trắng đã đưa ra các khuyến cáo để tránh việc bệnh nhân phải nằm viện, như tăng cường hệ thống chăm sóc, coi trọng việc phòng bệnh, phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa (về tiểu đường), y tá, dinh dưỡng viên, cán bộ nghiên cứu cận lâm sàng…
Điều quan trọng phải xây dựng được một hệ thống giáo dục chẩn trị chuyên nghiệp và động viên người dân chủ động tham gia tích cực việc phòng chống qua hệ thống theo dõi y tế từ xa (Télémédecine) để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.../.
Đây là một trong những bệnh dịch không nhiễm trùng phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đến mức “không tưởng tượng được.”
Bệnh nhân bị tiểu đường tăng gấp đôi so với cách đây 10 năm. Chi phí cho việc chữa trị căn bệnh này cũng tăng lên gấp đôi trong vòng 8 năm qua, từ 7,1 tỷ euro năm 2001 lên 14 tỷ euro năm 2009.
Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo được đưa ra trong cuốn sách trắng (Livre blanc) vừa ra mắt bạn đọc tại Pháp.
Các báo Pháp Le Monde et le Figaro đều có bài dẫn lại kết quả nghiên cứu của cuốn sách của hai đồng tác giả giáo sư Jacques Bringer, chủ tịch Hội pháp ngữ đái tháo đường (SFD-Société francophone) và ông Alain Coulomb biên soạn.
Giáo sư Jacques Bringer cho biết ngoài con số bệnh nhân bị tiểu đường gia tăng trên đây còn chưa kể đến 500.000 người không đi khám. Ông cho rằng, một bệnh nhân phải chi trung bình mỗi năm khoảng 5.300 euro, thậm chí có thể lên tới 65.000 euro mỗi năm cho một bệnh nhân bị tiểu đường type 1.
Đối bệnh nhân tiểu đường type 2 chi phí có thể giao động từ 3.600 đến 10.400 euro/năm/bệnh nhân. Theo ông, vì sự gia tăng của căn bệnh này liên quan chặt chẽ với sự phát triển của bệnh béo phì, nên ngày nay “dịch bệnh thầm lặng” này không thể “thanh toán tận gốc” được.
Các nhà chuyên môn chỉ có thể cố gắng để thử thay đổi nó bằng cách tăng cường tuyên truyền việc phòng chống trên các phương tiện thông tin đại chúng để phát hiện bệnh sớm và hạn chế các biến chứng như gây mù lòa và các tổn thương tim mạch.
Đặc biệt, về mặt bệnh học, bệnh tiểu đường còn liên quan đến vấn đề môi trường và một số các thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bệnh nhân bị tiểu đường thường bị mắc một số bệnh mãn tính khác như ung thư hoặc các bệnh về phổi. Với những ca bệnh này chi phí còn lên đến 60 tỷ euro mỗi năm ở Pháp.
Ngoài ra, Sách trắng đã đưa ra các khuyến cáo để tránh việc bệnh nhân phải nằm viện, như tăng cường hệ thống chăm sóc, coi trọng việc phòng bệnh, phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa (về tiểu đường), y tá, dinh dưỡng viên, cán bộ nghiên cứu cận lâm sàng…
Điều quan trọng phải xây dựng được một hệ thống giáo dục chẩn trị chuyên nghiệp và động viên người dân chủ động tham gia tích cực việc phòng chống qua hệ thống theo dõi y tế từ xa (Télémédecine) để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.../.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)