Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch của Mỹ (CDC) ngày 22/10 cho biết có thể có tới 1/3 người trưởng thành ở Mỹ bị bệnh tiểu đường vào năm 2050 nếu như người dân nước này vẫn tiếp tục tăng cân và không chịu tập thể dục.
Theo CDC, số lượng người dự kiến mắc căn bệnh này chắc chắn sẽ tăng lên do dân số ngày càng già đi.
"Chúng tôi dự kiến trong vòng 40 năm tới, tỷ lệ những người mắc bệnh tiểu đường ở Mỹ, bao gồm cả những người đã qua chẩn đoán và chưa được chẩn đoán, sẽ tăng từ tỷ lệ 1/10 người trưởng thành hiện nay lên mức 1/5 hoặc thậm chí là 1/3," ông James Boyle thuộc CDC phát biểu.
CDC cho biết hiện có khoảng 24 triệu người lớn ở Mỹ bị mắc bệnh tiểu đường. Hầu hết trong số họ là bệnh tiểu đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn nghèo nàn và thiếu sự vận động.
Theo ông Boyle, bệnh tiểu đường khiến cho nước Mỹ thiệt hại hơn 174 tỷ USD mỗi năm vào năm 2007 và chi phí dự kiến sẽ ngày càng tăng trong những năm tiếp theo.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư...
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính, bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi dưới 30 tuổi. Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh nhân thường ít có triệu chứng, thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ. Có những trường hợp phát hiện bệnh khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài./.
Theo CDC, số lượng người dự kiến mắc căn bệnh này chắc chắn sẽ tăng lên do dân số ngày càng già đi.
"Chúng tôi dự kiến trong vòng 40 năm tới, tỷ lệ những người mắc bệnh tiểu đường ở Mỹ, bao gồm cả những người đã qua chẩn đoán và chưa được chẩn đoán, sẽ tăng từ tỷ lệ 1/10 người trưởng thành hiện nay lên mức 1/5 hoặc thậm chí là 1/3," ông James Boyle thuộc CDC phát biểu.
CDC cho biết hiện có khoảng 24 triệu người lớn ở Mỹ bị mắc bệnh tiểu đường. Hầu hết trong số họ là bệnh tiểu đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn nghèo nàn và thiếu sự vận động.
Theo ông Boyle, bệnh tiểu đường khiến cho nước Mỹ thiệt hại hơn 174 tỷ USD mỗi năm vào năm 2007 và chi phí dự kiến sẽ ngày càng tăng trong những năm tiếp theo.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư...
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính, bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi dưới 30 tuổi. Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh nhân thường ít có triệu chứng, thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ. Có những trường hợp phát hiện bệnh khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)