Vài tuần trước, các bác sỹ tại bệnh viện Đại học Ghent của Bỉ đã thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép mặt đầu tiên được tiến hành tại đất nước này. Một người đàn ông đã nhận được khuôn mặt từ một người hiến tặng vừa qua đời.
Tại cuộc họp báo ngày 7/1, giáo sư Philip Blondeel, người chỉ đạo nhóm tiến hành ca phẫu thuật, cho biết nhóm gồm tất cả 65 người thuộc 29 lĩnh vực y tế khác nhau đã tham gia trực tiếp vào dự án này.
Việc chuẩn bị cho ca phẫu thuật này đã được tiến hành suốt 3 năm qua. Cuộc phẫu thuật kéo dài tới 20 tiếng đồng hồ vì các bác sỹ không chỉ cấy ghép da mà còn phải cấy ghép một lượng xương lớn.
Bệnh viện cho biết bệnh nhân vẫn cần sự chăm sóc hậu phẫu hết sức đặc biệt, nhưng khẳng định cuộc phẫu thuật đã thành công. Sáu ngày sau cuộc phẫu thuật bệnh nhân đã có thể nói và uống nước, sớm hơn nhiều so với tiên lượng của các bác sỹ. Ảnh của bệnh nhân và người hiến tặng sẽ không được công bố để đảm bảo sự tôn trọng cả hai bên.
Giáo sư Blondeel cho rằng việc cấy ghép mặt là hợp luân thường đạo lý. Ông cho biết: “Đối với bệnh nhân không có sự lựa chọn nào khác."
Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật này không phải là không có rủi ro. Tính đến nay, hai trong số 19 trường hợp từng được phẫu thuật cấy ghép mặt đã thất bại. Giáo sư Blondeel cho biết Bệnh viện Đại học Ghent có tham vọng tiến hành các cuộc phẫu thuật tương tự trong tương lai với các bộ phận khác trên cơ thể con người.
Việc cấy ghép tay và chân cũng như các bộ phận khó phục hồi khác trên cơ thể con người đã nằm trong khả năng cho phép. Ca phẫu thuật cấy ghép mặt đầu tiên đã được tiến hành tại Pháp cách đây 6 năm. Ca phẫu thuật tại Ghen mới đây là ca phẫu thuật thứ 19 kiểu này trên thế giới.
Các cuộc phẫu thuật cấy ghép mặt mới chỉ được tiến hành tại 3 nước, bao gồm Pháp và Tây Ban Nha và mới đây nhất là Bỉ./.
Tại cuộc họp báo ngày 7/1, giáo sư Philip Blondeel, người chỉ đạo nhóm tiến hành ca phẫu thuật, cho biết nhóm gồm tất cả 65 người thuộc 29 lĩnh vực y tế khác nhau đã tham gia trực tiếp vào dự án này.
Việc chuẩn bị cho ca phẫu thuật này đã được tiến hành suốt 3 năm qua. Cuộc phẫu thuật kéo dài tới 20 tiếng đồng hồ vì các bác sỹ không chỉ cấy ghép da mà còn phải cấy ghép một lượng xương lớn.
Bệnh viện cho biết bệnh nhân vẫn cần sự chăm sóc hậu phẫu hết sức đặc biệt, nhưng khẳng định cuộc phẫu thuật đã thành công. Sáu ngày sau cuộc phẫu thuật bệnh nhân đã có thể nói và uống nước, sớm hơn nhiều so với tiên lượng của các bác sỹ. Ảnh của bệnh nhân và người hiến tặng sẽ không được công bố để đảm bảo sự tôn trọng cả hai bên.
Giáo sư Blondeel cho rằng việc cấy ghép mặt là hợp luân thường đạo lý. Ông cho biết: “Đối với bệnh nhân không có sự lựa chọn nào khác."
Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật này không phải là không có rủi ro. Tính đến nay, hai trong số 19 trường hợp từng được phẫu thuật cấy ghép mặt đã thất bại. Giáo sư Blondeel cho biết Bệnh viện Đại học Ghent có tham vọng tiến hành các cuộc phẫu thuật tương tự trong tương lai với các bộ phận khác trên cơ thể con người.
Việc cấy ghép tay và chân cũng như các bộ phận khó phục hồi khác trên cơ thể con người đã nằm trong khả năng cho phép. Ca phẫu thuật cấy ghép mặt đầu tiên đã được tiến hành tại Pháp cách đây 6 năm. Ca phẫu thuật tại Ghen mới đây là ca phẫu thuật thứ 19 kiểu này trên thế giới.
Các cuộc phẫu thuật cấy ghép mặt mới chỉ được tiến hành tại 3 nước, bao gồm Pháp và Tây Ban Nha và mới đây nhất là Bỉ./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)