Sinh ra ở vùng đất U Minh Thượng, căn nhà của anh Lê Hoàng Nhân nằm trên kênh xáng Xẻo Rô nối với dòng sông Trẹm hiền hòa.
Hình ảnh những con sông, rừng tràm dường như đã ngấm sâu vào lòng Lê Hoàng Nhân từ thửa còn thơ ấu. Có thể vì vậy mà khi đã là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, Lê Hoàng Nhân, sinh năm 1982, mới "bỗng dưng" trổ tài biến vỏ tràm được trồng ở sau nhà thành những bức tranh độc đáo có một không hai.
Chẳng có một ngày học vẽ tranh và cũng không hề biết đến làm tranh vỏ tràm như thế nào, ấy vậy mà mỗi khi anh cầm bút vẽ là thể hiện được cái hồn trong đó. Lê Hoàng Nhân kể: Trong những năm theo học chuyên ngành kỹ sư nông học tại Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh, mỗi khi làm báo tường hay thi vẽ tranh phòng, chống ma túy, cả lớp không ai biết vẽ, thế là một “họa sỹ” bất đắc dĩ như tôi được “trọng dụng.”
Lúc đầu cũng hơi run, nhưng được bạn bè động viên, rồi những bức tranh cũng được vẽ nên và sau đó là... đạt giải. Từ đó, không chỉ trong lớp, cả nhà trường mỗi khi có thi báo tường, vẽ tranh minh họa thì tìm đến anh. Thấy được tín nhiệm, trách nhiệm lại càng nhân lên. Vì vậy, một buổi đến lớp, buổi còn lại anh phải tự mày mò học hỏi và “tầm sư học đạo” thêm.
Năm 2005, sau khi ra trường anh về nhận công tác tại Hội Nông dân xã Đông Hưng B. Lúc đó, có công việc lên huyện, tình cờ anh đến Phòng Văn hóa Thông tin chơi đúng vào lúc đang tìm người vẽ tranh cổ động chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện. Sẵn có “máu” mê vẽ trong người, anh Lê Hoàng Nhân xin được biết chủ đề tranh cổ động và sau đó nhận để vẽ.
Anh Lê Hoàng Nhân bộc bạch “Thú thật, trước đến giờ chưa bao giờ vẽ tranh bằng sơn dầu, nhưng cái máu đam mê hội họa trỗi dậy, nên nghe nói đến vẽ tranh là tôi nhận liền. Nhận xong, tôi phải đi hỏi cách thức vẽ tranh bằng sơn dầu như thế nào, rồi về thực hiện. Làm "gan" như vậy mà được, sau đó Phòng Văn hóa huyện khen và “thưởng công” được 700.000 đồng.” Do công việc cơ quan cũng nhiều nên việc tham gia vẽ tranh hay tự học cũng không có điều kiện, nhưng niềm đam mê nghệ thuật hội họa trong anh thì vẫn vậy.
Năm 2006, một lần lên Hội Nông dân huyện nhìn thấy bức tranh vỏ tràm treo ở đây, anh Nhân lại ngắm nhìn, sờ mó xem làm cách nào. Biết anh đam mê hội họa, Hội Nông dân huyện mời vào tổ hợp tác hội họa tranh vỏ tràm huyện. Như chỉ chờ có vậy, anh gật đầu và bắt đầu học hỏi ở những đàn anh, trong đó có họa sỹ Trương Hữu Võ.
Thời gian đầu thực hiện một bức tranh không đơn giản. “Bức tranh đầu tiên bằng vỏ tràm tôi phải thức trắng mấy đêm liền để làm. Tưởng chừng mọi chuyện đơn giản như làm một bức tranh xé dán giấy, nhưng khi bắt tay vào sáng tác, bao khó khăn xuất hiện. Tôi phải tỉ mỉ xé từng lớp vỏ tràm để đạt màu sắc như mong muốn. Có khi tôi phải lang thang suốt một buổi trưa trong rừng để tìm vỏ tràm có hồn hợp với phong cảnh.” Tác phẩm hoàn thành, nhiều người ngạc nhiên về sự sống động của bức tranh làm bằng chất liệu của chính rừng tràm U Minh.
Chỉ với ba màu nâu, vàng, trắng, nhưng bức tranh phong cảnh Cổng Tam Quan, hay chính làng quê đã in dấu chân của anh đã gợi được nhiều cảm xúc cho người thưởng ngoạn. Từng cấp độ màu, độ dày mỏng khác nhau đã tạo cảm giác như thật. Được mọi người khuyến khích, anh bắt đầu chuyên tâm sáng tác tranh bằng chất liệu vỏ tràm. Theo anh, chỉ với những gam màu đặc trưng nâu, vàng của vỏ tràm đã đủ gợi không khí quê hương dạt dào của bức tranh. Với cách sử dụng độ dày vỏ tràm khác nhau, khung cảnh thiên nhiên hiện ra một cách sống động.
Lúc đầu, ý tưởng làm tranh của anh Nhân là để thỏa lòng đam mê, thế nhưng những bức tranh lần lượt ra đời tạo cảm giác sáng tác ngày một dày thêm. Lúc đầu thì làm để tặng bạn bè, người thân, dần thấy đẹp, mọi người tìm đến mua. “Tranh của tôi đã có Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Cà Mau và một Việt kiều Mỹ đến mua,” anh Nhân cho biết. Các bức tranh của anh chủ yếu là những cảnh vật về đất rừng U Minh, những danh thắng, di tích của Kiên giang.
Anh Nhân cũng cho biết thêm tính độc đáo của tranh vỏ tràm là không thể có những tác phẩm sao chép. Hiện anh đang thử nghiệm dùng vỏ tràm làm lại những tác phẩm lớn hơn mang tầm cỡ quốc gia và thế giới để minh chứng tính năng kỳ diệu của chất liệu ấy của quê hương mình. Với niềm đam mê cháy bỏng ấy, hy vọng Phó Chủ tịch xã-họa sỹ tay ngang Lê Hoàng Nhân sẽ biến được ước mơ thành hiện thực./.
Hình ảnh những con sông, rừng tràm dường như đã ngấm sâu vào lòng Lê Hoàng Nhân từ thửa còn thơ ấu. Có thể vì vậy mà khi đã là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, Lê Hoàng Nhân, sinh năm 1982, mới "bỗng dưng" trổ tài biến vỏ tràm được trồng ở sau nhà thành những bức tranh độc đáo có một không hai.
Chẳng có một ngày học vẽ tranh và cũng không hề biết đến làm tranh vỏ tràm như thế nào, ấy vậy mà mỗi khi anh cầm bút vẽ là thể hiện được cái hồn trong đó. Lê Hoàng Nhân kể: Trong những năm theo học chuyên ngành kỹ sư nông học tại Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh, mỗi khi làm báo tường hay thi vẽ tranh phòng, chống ma túy, cả lớp không ai biết vẽ, thế là một “họa sỹ” bất đắc dĩ như tôi được “trọng dụng.”
Lúc đầu cũng hơi run, nhưng được bạn bè động viên, rồi những bức tranh cũng được vẽ nên và sau đó là... đạt giải. Từ đó, không chỉ trong lớp, cả nhà trường mỗi khi có thi báo tường, vẽ tranh minh họa thì tìm đến anh. Thấy được tín nhiệm, trách nhiệm lại càng nhân lên. Vì vậy, một buổi đến lớp, buổi còn lại anh phải tự mày mò học hỏi và “tầm sư học đạo” thêm.
Năm 2005, sau khi ra trường anh về nhận công tác tại Hội Nông dân xã Đông Hưng B. Lúc đó, có công việc lên huyện, tình cờ anh đến Phòng Văn hóa Thông tin chơi đúng vào lúc đang tìm người vẽ tranh cổ động chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện. Sẵn có “máu” mê vẽ trong người, anh Lê Hoàng Nhân xin được biết chủ đề tranh cổ động và sau đó nhận để vẽ.
Anh Lê Hoàng Nhân bộc bạch “Thú thật, trước đến giờ chưa bao giờ vẽ tranh bằng sơn dầu, nhưng cái máu đam mê hội họa trỗi dậy, nên nghe nói đến vẽ tranh là tôi nhận liền. Nhận xong, tôi phải đi hỏi cách thức vẽ tranh bằng sơn dầu như thế nào, rồi về thực hiện. Làm "gan" như vậy mà được, sau đó Phòng Văn hóa huyện khen và “thưởng công” được 700.000 đồng.” Do công việc cơ quan cũng nhiều nên việc tham gia vẽ tranh hay tự học cũng không có điều kiện, nhưng niềm đam mê nghệ thuật hội họa trong anh thì vẫn vậy.
Năm 2006, một lần lên Hội Nông dân huyện nhìn thấy bức tranh vỏ tràm treo ở đây, anh Nhân lại ngắm nhìn, sờ mó xem làm cách nào. Biết anh đam mê hội họa, Hội Nông dân huyện mời vào tổ hợp tác hội họa tranh vỏ tràm huyện. Như chỉ chờ có vậy, anh gật đầu và bắt đầu học hỏi ở những đàn anh, trong đó có họa sỹ Trương Hữu Võ.
Thời gian đầu thực hiện một bức tranh không đơn giản. “Bức tranh đầu tiên bằng vỏ tràm tôi phải thức trắng mấy đêm liền để làm. Tưởng chừng mọi chuyện đơn giản như làm một bức tranh xé dán giấy, nhưng khi bắt tay vào sáng tác, bao khó khăn xuất hiện. Tôi phải tỉ mỉ xé từng lớp vỏ tràm để đạt màu sắc như mong muốn. Có khi tôi phải lang thang suốt một buổi trưa trong rừng để tìm vỏ tràm có hồn hợp với phong cảnh.” Tác phẩm hoàn thành, nhiều người ngạc nhiên về sự sống động của bức tranh làm bằng chất liệu của chính rừng tràm U Minh.
Chỉ với ba màu nâu, vàng, trắng, nhưng bức tranh phong cảnh Cổng Tam Quan, hay chính làng quê đã in dấu chân của anh đã gợi được nhiều cảm xúc cho người thưởng ngoạn. Từng cấp độ màu, độ dày mỏng khác nhau đã tạo cảm giác như thật. Được mọi người khuyến khích, anh bắt đầu chuyên tâm sáng tác tranh bằng chất liệu vỏ tràm. Theo anh, chỉ với những gam màu đặc trưng nâu, vàng của vỏ tràm đã đủ gợi không khí quê hương dạt dào của bức tranh. Với cách sử dụng độ dày vỏ tràm khác nhau, khung cảnh thiên nhiên hiện ra một cách sống động.
Lúc đầu, ý tưởng làm tranh của anh Nhân là để thỏa lòng đam mê, thế nhưng những bức tranh lần lượt ra đời tạo cảm giác sáng tác ngày một dày thêm. Lúc đầu thì làm để tặng bạn bè, người thân, dần thấy đẹp, mọi người tìm đến mua. “Tranh của tôi đã có Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Cà Mau và một Việt kiều Mỹ đến mua,” anh Nhân cho biết. Các bức tranh của anh chủ yếu là những cảnh vật về đất rừng U Minh, những danh thắng, di tích của Kiên giang.
Anh Nhân cũng cho biết thêm tính độc đáo của tranh vỏ tràm là không thể có những tác phẩm sao chép. Hiện anh đang thử nghiệm dùng vỏ tràm làm lại những tác phẩm lớn hơn mang tầm cỡ quốc gia và thế giới để minh chứng tính năng kỳ diệu của chất liệu ấy của quê hương mình. Với niềm đam mê cháy bỏng ấy, hy vọng Phó Chủ tịch xã-họa sỹ tay ngang Lê Hoàng Nhân sẽ biến được ước mơ thành hiện thực./.
Lê Sen (TTXVN/Vietnam+)