Chiều 11/11/2012, tại Orsay, cách thủ đô Paris-Pháp hơn 20km, Hội âm nhạc, văn hóa truyền thống và giáo dục Việt Nam Orsay (Hội OCTAVE- Orsay), đã tổ chức biểu diễn chương trình ca nhạc truyền thống và võ cổ truyền dân tộc mang tên “Mẹ và Biển cả” lần thứ 5.
Hàng trăm bà con Việt kiều tại Pháp và các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam đã đến tham dự.
Chương trình này được tổ chức hàng năm, do nhóm các nghệ sỹ Việt Nam không chuyên và các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam thể hiện bằng đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, sáo trúc, thập lục, tam thập lục… dưới sự đạo diễn của chị Nguyệt Ánh, Chủ tịch Hội OCTAVE- Orsay, người được coi là linh hồn của buổi biểu diễn.
Buổi biểu diễn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho khán thính giả tham dự, đặc biệt là vở kịch “Tình mẹ bao la” đã làm xúc động của nhiều người Việt tại Pháp và đông đảo khán giả Pháp và quốc tế.
“Tình mẹ bao la” được xây dựng từ những quan sát rất đời thường kể về câu chuyện một người mẹ góa rời Việt Nam đến Pháp sống. Cũng như bao người mẹ khác, mặc dù gặp phải muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, nhưng bà đã hy sinh cả đời mình cho hai cô con gái, khắc đậm tình mẫu tử bao la.
Vở kịch cũng lột tả được bản chất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam - giản dị mà sâu lắng.
Trao đổi với phóng viên Vietnamplus tại Pháp, chị Nguyệt Ánh, sang Pháp từ khi 15 tuổi, cho biết các thành viên của OCTAVE-Orsay đa số là những người xa quê hương từ nhỏ, luôn mong muốn nói tiếng Việt và truyền bá nét văn hóa Việt Nam cho con em mình để giúp các em duy trì tiếng Việt và hiểu biết sâu hơn văn hóa Việt nam.
Hội OCTAVE- Orsay tập trung vào việc tập luyện và dàn dựng các chương trình văn hóa nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, các thành viên bao gồm cả người Việt và người Pháp, giúp hai bên tăng cường hiểu biết, đồng thời phát triển rộng rãi hơn văn hóa Việt Nam tại Pháp.
Chị Nguyệt Ánh nhấn mạnh, ngoài tình yêu với nghệ thuật, niềm tự hào dân tộc; động lực thôi thúc lớn nhất cho các thành viên hội chính là ở mục đích làm từ thiện cho trẻ em nghèo, trợ giúp một phần học bổng cho các sinh viên và trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hàng năm hội đã dành học bổng cho sinh viên và trẻ em nghèo vượt khó tại trường Trung học cơ sở Lộc Ninh, Đại học Quảng Bình (miền Trung Việt Nam), đồng thời giúp thêm kinh phí cho Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng và Trung tâm dưỡng lão nghệ sỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chị Nguyệt Ánh cho biết để có được kinh phí phục vụ các hoạt động, ngoài việc bán vé tại các buổi biểu diễn, chị còn tổ chức các lớp dạy tiếng Việt, dạy đàn tranh và nấu ăn cho người nước ngoài, đặc biệt là với những phụ nữ Pháp gốc Việt thích làm bếp.
Các nguồn thu đều quy tụ về Hội để từ đó được phân phát cho nhiều trẻ em, học sinh, sinh viên nghèo khó tại Việt Nam. Số tiền có thể còn khiêm tốn nhưng điều quan trọng là các thành viên của Hội đã có thể đóng góp trực tiếp một phần sức mình về cho đất nước và thể hiện tấm lòng của mình hướng về quê hương.
Trần Thanh Sơn, một người luôn hết lòng vì Hội cũng như các hoạt động của OCTAVE-Orsay. Anh không bỏ lỡ cơ hội nào để giúp đỡ Hội phát huy, gìn giữ văn hóa Việt Nam trong cộng đồng người Pháp, người Việt Nam thế hệ thứ hai, thứ ba tại Pháp và làm từ thiện giúp đất nước Việt Nam.
Trần Thanh Sơn từ Việt Nam sang Pháp học tập từ năm 2006-2007 tại Trường Paris 11 ở Orsay. Hiện anh đang là nghiên cứu sinh năm thứ 3 về công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Viện nghiên cứu quốc gia nông nghiệp Pháp ở Tour.
Cũng trong khuôn khổ buổi biểu diễn, các khán giả được thưởng thức các màn trình diễn các bài võ cổ truyền Việt Nam với kiếm, gậy, côn, dao… do các võ sư không chuyên Pháp và Việt Nam thực hiện.
Ngoài ra công chúng còn được thưởng lãm một triển lãm ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
Hội âm nhạc, văn hóa truyền thống và giáo dục Việt Nam OCTAVE-Orsay được thành lập từ năm 2007, đến nay Hội có khoảng 50 thành viên, trong đó có 30 thành viên là người Pháp./.
Hàng trăm bà con Việt kiều tại Pháp và các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam đã đến tham dự.
Chương trình này được tổ chức hàng năm, do nhóm các nghệ sỹ Việt Nam không chuyên và các bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam thể hiện bằng đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, sáo trúc, thập lục, tam thập lục… dưới sự đạo diễn của chị Nguyệt Ánh, Chủ tịch Hội OCTAVE- Orsay, người được coi là linh hồn của buổi biểu diễn.
Buổi biểu diễn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho khán thính giả tham dự, đặc biệt là vở kịch “Tình mẹ bao la” đã làm xúc động của nhiều người Việt tại Pháp và đông đảo khán giả Pháp và quốc tế.
“Tình mẹ bao la” được xây dựng từ những quan sát rất đời thường kể về câu chuyện một người mẹ góa rời Việt Nam đến Pháp sống. Cũng như bao người mẹ khác, mặc dù gặp phải muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, nhưng bà đã hy sinh cả đời mình cho hai cô con gái, khắc đậm tình mẫu tử bao la.
Vở kịch cũng lột tả được bản chất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam - giản dị mà sâu lắng.
Trao đổi với phóng viên Vietnamplus tại Pháp, chị Nguyệt Ánh, sang Pháp từ khi 15 tuổi, cho biết các thành viên của OCTAVE-Orsay đa số là những người xa quê hương từ nhỏ, luôn mong muốn nói tiếng Việt và truyền bá nét văn hóa Việt Nam cho con em mình để giúp các em duy trì tiếng Việt và hiểu biết sâu hơn văn hóa Việt nam.
Hội OCTAVE- Orsay tập trung vào việc tập luyện và dàn dựng các chương trình văn hóa nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, các thành viên bao gồm cả người Việt và người Pháp, giúp hai bên tăng cường hiểu biết, đồng thời phát triển rộng rãi hơn văn hóa Việt Nam tại Pháp.
Chị Nguyệt Ánh nhấn mạnh, ngoài tình yêu với nghệ thuật, niềm tự hào dân tộc; động lực thôi thúc lớn nhất cho các thành viên hội chính là ở mục đích làm từ thiện cho trẻ em nghèo, trợ giúp một phần học bổng cho các sinh viên và trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hàng năm hội đã dành học bổng cho sinh viên và trẻ em nghèo vượt khó tại trường Trung học cơ sở Lộc Ninh, Đại học Quảng Bình (miền Trung Việt Nam), đồng thời giúp thêm kinh phí cho Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng và Trung tâm dưỡng lão nghệ sỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chị Nguyệt Ánh cho biết để có được kinh phí phục vụ các hoạt động, ngoài việc bán vé tại các buổi biểu diễn, chị còn tổ chức các lớp dạy tiếng Việt, dạy đàn tranh và nấu ăn cho người nước ngoài, đặc biệt là với những phụ nữ Pháp gốc Việt thích làm bếp.
Các nguồn thu đều quy tụ về Hội để từ đó được phân phát cho nhiều trẻ em, học sinh, sinh viên nghèo khó tại Việt Nam. Số tiền có thể còn khiêm tốn nhưng điều quan trọng là các thành viên của Hội đã có thể đóng góp trực tiếp một phần sức mình về cho đất nước và thể hiện tấm lòng của mình hướng về quê hương.
Trần Thanh Sơn, một người luôn hết lòng vì Hội cũng như các hoạt động của OCTAVE-Orsay. Anh không bỏ lỡ cơ hội nào để giúp đỡ Hội phát huy, gìn giữ văn hóa Việt Nam trong cộng đồng người Pháp, người Việt Nam thế hệ thứ hai, thứ ba tại Pháp và làm từ thiện giúp đất nước Việt Nam.
Trần Thanh Sơn từ Việt Nam sang Pháp học tập từ năm 2006-2007 tại Trường Paris 11 ở Orsay. Hiện anh đang là nghiên cứu sinh năm thứ 3 về công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Viện nghiên cứu quốc gia nông nghiệp Pháp ở Tour.
Cũng trong khuôn khổ buổi biểu diễn, các khán giả được thưởng thức các màn trình diễn các bài võ cổ truyền Việt Nam với kiếm, gậy, côn, dao… do các võ sư không chuyên Pháp và Việt Nam thực hiện.
Ngoài ra công chúng còn được thưởng lãm một triển lãm ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
Hội âm nhạc, văn hóa truyền thống và giáo dục Việt Nam OCTAVE-Orsay được thành lập từ năm 2007, đến nay Hội có khoảng 50 thành viên, trong đó có 30 thành viên là người Pháp./.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)