Ngày 16/10, hàng trăm người biểu tình cắm trại tại những thành phố lớn ở châu Âu như London (Anh), Frankfurt (Đức) và Amsterdam (Hà Lan) như một phần chiến dịch phản đối các chính phủ cắt giảm ngân sách và dành đặc quyền cho giới công ty.
[Trắng đêm cùng người biểu tình “chiếm London”]
Tại London, hàng trăm người biểu tình dựng trại ngay trước cửa nhà thờ Saint Paul, cách sàn chứng khoán London chỉ vài mét, đòi bảo lãnh người dân chứ không phải các ngân hàng. Tính đến tối 16/10, số trại đã lên đến 70 chiếc. Người biểu tình còn mang theo bếp tạm và thực phẩm để có thể "bám trụ" lâu dài.
Trước đó, hôm 15/10, khoảng 3.000 người đã biểu tình tại khu vực gần nhà thờ này trong "ngày đoàn kết vì sự thay đổi toàn cầu."
Tại Amsterdam, khoảng 300 người dựng trại tại quảng trường ngay trước cửa sàn chứng khoán thành phố và tuyên bố sẵn sàng ở lại đây hàng tuần với nguyện vọng đòi sự thay đổi mạnh mẽ. Cảnh tượng tương tự cũng xảy ra ngay trước cửa Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Amsterdam với sự tham gia của khoảng 200 người.
Các cuộc biểu tình rầm rộ với mục đích tương tự đã xảy ra ở hơn 80 nước trên thế giới trong những ngày qua, sau khi diễn ra phong trào "Chiếm lấy phố Wall" ở Mỹ. Cảnh sát và người biểu tình ở một số nước như Italy và Mỹ đã xảy ra đụng độ.
Một số tờ báo bắt đầu đồn đoán về một phong trào toàn cầu, yêu cầu của các chính phủ "lắng nghe tiếng nói của người dân chứ không phải là nghe giới tài phiệt ngân hàng"./.
[Trắng đêm cùng người biểu tình “chiếm London”]
Tại London, hàng trăm người biểu tình dựng trại ngay trước cửa nhà thờ Saint Paul, cách sàn chứng khoán London chỉ vài mét, đòi bảo lãnh người dân chứ không phải các ngân hàng. Tính đến tối 16/10, số trại đã lên đến 70 chiếc. Người biểu tình còn mang theo bếp tạm và thực phẩm để có thể "bám trụ" lâu dài.
Trước đó, hôm 15/10, khoảng 3.000 người đã biểu tình tại khu vực gần nhà thờ này trong "ngày đoàn kết vì sự thay đổi toàn cầu."
Tại Amsterdam, khoảng 300 người dựng trại tại quảng trường ngay trước cửa sàn chứng khoán thành phố và tuyên bố sẵn sàng ở lại đây hàng tuần với nguyện vọng đòi sự thay đổi mạnh mẽ. Cảnh tượng tương tự cũng xảy ra ngay trước cửa Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Amsterdam với sự tham gia của khoảng 200 người.
Các cuộc biểu tình rầm rộ với mục đích tương tự đã xảy ra ở hơn 80 nước trên thế giới trong những ngày qua, sau khi diễn ra phong trào "Chiếm lấy phố Wall" ở Mỹ. Cảnh sát và người biểu tình ở một số nước như Italy và Mỹ đã xảy ra đụng độ.
Một số tờ báo bắt đầu đồn đoán về một phong trào toàn cầu, yêu cầu của các chính phủ "lắng nghe tiếng nói của người dân chứ không phải là nghe giới tài phiệt ngân hàng"./.
(TTXVN/Vietnam+)