Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, nếu tiếp tục thực hiện những biện pháp mạnh thì khả năng CPI cả năm 2012 ở mức 8% là hoàn toàn có cơ sở.
CPI tháng 10 giảm tốc
Đánh giá tại buổi họp giao ban tháng 10/2012 do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (29/10), ông Quyền cho biết, từ tháng 7/2012 trở lại đây thị trường đã có dấu hiệu cải thiện hơn. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 10 tháng ước đạt 1.917,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ.
"Sau khi trừ các yếu tố giá thì tổng mức lưu chuyển này chỉ nằm ở mức 6,76%. Như vậy là thị trường không bị xuống dốc do sức mua tụt xuống," ông Quyền nói.
Đánh giá nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tăng mạnh, ông Quyền cho hay, trong số 2,2% mức tăng CPI này thì 1,6% là đóng góp của nhóm từ nhóm giáo dục và y tế. Tương tự, sang tháng Mười với 0,85% mức tăng so với tháng trước thì hai nhóm trên đã chiếm gần một nửa, đạt 0,43%.
"Mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo tới các ngành, địa phương nhưng do việc tăng giá từ trước đã dẫn đến sự tăng đột biến của CPI trong tháng Chín," ông Quyền phân tích.
Như vậy, sau khi tăng cao trong tháng Chín thì bằng các biện pháp quyết liệt, cụ thể là kết quả từ việc thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chỉnh phủ về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm thì nhiều mặt hàng đã giãn hoặc giảm việc tăng giá.
Điều đó đã giúp tốc độ tăng CPI tháng 10 giảm dần, chỉ tăng 0,85% so với tháng Chín. Tính chung 10 tháng năm 2012, CPI tăng 6,02% so với tháng 12/2011, trong khi hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng dưới 0,5%.
Không để té nước theo mưa
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, về cung cầu nhiều mặt hàng thiết yếu trong các tháng cuối năm sẽ không có nhiều đột biến. Tuy nhiên, cần lưu ý những mặt hàng như: rau củ quả trong mùa mưa bão có thể khan hoặc bị tăng giá cục bộ ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, mặt hàng thịt lợn do ảnh hưởng của vấn đề hóa chất và chi phí đầu vào tăng cao thì tình trạng bỏ chuồng, treo chuồng và tái đàn có hiện tượng chậm lại. Đặc biệt là gần đây, giá thịt lợn hơi có xu hướng nhích nhẹ từ 1.000-2.000 đồng/kg.
Do vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về vốn, lãi suất hỗ trợ và khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện việc mở rộng sản xuất, không để khan hàng do những yếu tố chủ quan.
Trong những tháng cuối năm, nhất là dịp giáp Tết Nguyên Đán, vấn đề hàng nhập lậu và hàng cấm cũng nóng dần lên, nhất là những mặt hàng như pháo nổ và đồ chơi bạo lực.
Đáng chú ý là hiện tượng thương nhân nước ngoài vẫn đẩy mạnh việc thu mua trái phép các mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam, gần đây là mặt hàng cá cơm - nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất nước mắm trong nước.
Tại buổi họp, ông Đào Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cũng đề xuất các sở, ngành, địa phương cần nắm thông tin và tăng cường kiểm tra theo tuyến, không để tái diễn tình trạng buôn bán trái phép ảnh hưởng xấu đến thị trường trong nước, gây bức xúc trong dư luận.
Ông Hải cũng lưu ý tình trạng buôn bán gia cầm lậu đang tái diễn trở lại và để kiểm soát tình hình này, Cục Quản lý thị trường đã xây dựng đề án chống gia cầm nhập lậu nhằm nâng cao nhận thức và quyết tâm của các bộ, ngành trong công tác này.
Theo thống kê, trong tháng Mười, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 12.523 trường hợp; trong đó có 1.295 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 1.658 vụ kinh doanh trái phép và 1.294 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá với số thu 25,6 tỷ đồng.
Kết luận buổi họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quản lý, điều hành cung cầu hàng hóa, thị trường; đảm bảo đủ nguồn cung về lương thực, thực phẩm và những mặt hàng thiết yếu cho đời sống vào những tháng cuối năm; tránh tình trạng mất cân đối cung cầu, tác động bất lợi lên mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần tiếp tục triển khai thực hiện linh hoạt điều hành thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu như đường, phân bón, xăng dầu... đặc biệt là việc triển khai mạnh mẽ chương trình bình ổn giá góp phần bình ổn thị trường, tránh tình trạng té nước theo mưa./.
CPI tháng 10 giảm tốc
Đánh giá tại buổi họp giao ban tháng 10/2012 do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (29/10), ông Quyền cho biết, từ tháng 7/2012 trở lại đây thị trường đã có dấu hiệu cải thiện hơn. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 10 tháng ước đạt 1.917,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ.
"Sau khi trừ các yếu tố giá thì tổng mức lưu chuyển này chỉ nằm ở mức 6,76%. Như vậy là thị trường không bị xuống dốc do sức mua tụt xuống," ông Quyền nói.
Đánh giá nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tăng mạnh, ông Quyền cho hay, trong số 2,2% mức tăng CPI này thì 1,6% là đóng góp của nhóm từ nhóm giáo dục và y tế. Tương tự, sang tháng Mười với 0,85% mức tăng so với tháng trước thì hai nhóm trên đã chiếm gần một nửa, đạt 0,43%.
"Mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo tới các ngành, địa phương nhưng do việc tăng giá từ trước đã dẫn đến sự tăng đột biến của CPI trong tháng Chín," ông Quyền phân tích.
Như vậy, sau khi tăng cao trong tháng Chín thì bằng các biện pháp quyết liệt, cụ thể là kết quả từ việc thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chỉnh phủ về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm thì nhiều mặt hàng đã giãn hoặc giảm việc tăng giá.
Điều đó đã giúp tốc độ tăng CPI tháng 10 giảm dần, chỉ tăng 0,85% so với tháng Chín. Tính chung 10 tháng năm 2012, CPI tăng 6,02% so với tháng 12/2011, trong khi hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng dưới 0,5%.
Không để té nước theo mưa
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, về cung cầu nhiều mặt hàng thiết yếu trong các tháng cuối năm sẽ không có nhiều đột biến. Tuy nhiên, cần lưu ý những mặt hàng như: rau củ quả trong mùa mưa bão có thể khan hoặc bị tăng giá cục bộ ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, mặt hàng thịt lợn do ảnh hưởng của vấn đề hóa chất và chi phí đầu vào tăng cao thì tình trạng bỏ chuồng, treo chuồng và tái đàn có hiện tượng chậm lại. Đặc biệt là gần đây, giá thịt lợn hơi có xu hướng nhích nhẹ từ 1.000-2.000 đồng/kg.
Do vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về vốn, lãi suất hỗ trợ và khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện việc mở rộng sản xuất, không để khan hàng do những yếu tố chủ quan.
Trong những tháng cuối năm, nhất là dịp giáp Tết Nguyên Đán, vấn đề hàng nhập lậu và hàng cấm cũng nóng dần lên, nhất là những mặt hàng như pháo nổ và đồ chơi bạo lực.
Đáng chú ý là hiện tượng thương nhân nước ngoài vẫn đẩy mạnh việc thu mua trái phép các mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam, gần đây là mặt hàng cá cơm - nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất nước mắm trong nước.
Tại buổi họp, ông Đào Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cũng đề xuất các sở, ngành, địa phương cần nắm thông tin và tăng cường kiểm tra theo tuyến, không để tái diễn tình trạng buôn bán trái phép ảnh hưởng xấu đến thị trường trong nước, gây bức xúc trong dư luận.
Ông Hải cũng lưu ý tình trạng buôn bán gia cầm lậu đang tái diễn trở lại và để kiểm soát tình hình này, Cục Quản lý thị trường đã xây dựng đề án chống gia cầm nhập lậu nhằm nâng cao nhận thức và quyết tâm của các bộ, ngành trong công tác này.
Theo thống kê, trong tháng Mười, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 12.523 trường hợp; trong đó có 1.295 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 1.658 vụ kinh doanh trái phép và 1.294 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá với số thu 25,6 tỷ đồng.
Kết luận buổi họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quản lý, điều hành cung cầu hàng hóa, thị trường; đảm bảo đủ nguồn cung về lương thực, thực phẩm và những mặt hàng thiết yếu cho đời sống vào những tháng cuối năm; tránh tình trạng mất cân đối cung cầu, tác động bất lợi lên mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần tiếp tục triển khai thực hiện linh hoạt điều hành thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu như đường, phân bón, xăng dầu... đặc biệt là việc triển khai mạnh mẽ chương trình bình ổn giá góp phần bình ổn thị trường, tránh tình trạng té nước theo mưa./.
Đức Duy (Vietnam+)