Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 13/10 đã quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất chuẩn ở mức 3,25%, sau đợt tăng lãi suất đột ngột hồi tháng 6/2011.
BOK giữ nguyên lãi suất chủ yếu do những bất ổn dai dẳng từ bên ngoài như khủng hoảng nợ công tại châu Âu và đà suy giảm kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh lạm phát của Hàn Quốc vẫn ở mức bất lợi.
Đây là tháng "đóng băng" lãi suất thứ tư liên tiếp, sau khi BOK tăng lãi suất 25 điểm cơ bản mỗi lần trong các tháng 1, tháng 3 và 6/2011. BOK cũng đã nâng tổng cộng 125 điểm cơ bản tỷ lệ lãi suất đi vay trong năm đợt kể từ tháng 7/2011.
Quyết định của BOK phù hợp với dự báo của giới thị trường, giữa lúc hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng BOK không thay đổi chính sách lãi suất do những bất ổn từ bên ngoài.
Trong khi Mỹ và châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng và các triển vọng tăng trưởng ảm đạm, giới thị trường dự báo BOK chắc chắn đóng băng tỷ lệ lãi suất trong tháng này. Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng BOK có thể cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới.
Động thái mới nhất của BOK được giới thị trường đánh giá là quyết định cần thiết khi cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều lựa chọn điều chỉnh chính sách theo hướng dễ dàng hơn.
ECB tuần trước công bố kế hoạch mua 40 tỷ euro trái phiếu và cấp các khoản vay không giới có kỳ hạn 12-13 tháng cho các ngân hàng trong khu vực. BoE cũng quyết định mở rộng chương trình mua trái phiếu từ 200 tỷ bảng lên 275 tỷ bảng (421 tỷ USD).
[Ngân hàng châu Âu quyết giữ nguyên tỷ lệ lãi suất]
Các ngân hàng trung ương khác tại các quốc gia mới nổi cũng cho thấy các dấu hiệu nới lỏng lập trường chống lạm phát. Ngân hàng Trung ương Brazil ngày 31/8 bất ngờ giảm 50 điểm cơ bản lãi suất chủ chốt xuống 12%, sau 5 đợt tăng lãi suất kể từ đầu năm tới nay.
Ngân hàng Trung ương Indonesia hôm 11/10 đã làm giới thị trường kinh ngạc khi quyết định giảm 25 điểm cơ bản lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 6,5%, sau đợt tăng hồi tháng 2/2011. Ngân hàng Trung ương Australia đã phát đi tín hiệu có thể hạ lãi suất nếu các áp lực lạm phát dịu hơn.
Trước khi BOK đưa ra quyết định nói trên, nhà kinh tế Jun Min-kyu, thuộc hãng Korea Investment & Securities, nhận xét: "Các sức ép lạm phát của Hàn Quốc chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, song các áp lực này đã dịu bớt trong thời gian gần đây. Do đó, BOK có thể hạ lãi suất chủ chốt 2-3 lần vào đầu năm 2012." Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nhận định của ông Jun là vội vàng, vì lạm phát của Hàn Quốc vẫn sẽ ở mức cao.
Giữa lúc những lo ngại về đà tăng chậm lại của kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu dịu đi, lạm phát tiêu dùng của Hàn Quốc vẫn ở mức cao, củng cố cho quan điểm rằng BOK chỉ có thể lựa chọn biện pháp đóng băng lãi suất ở thời điểm hiện nay.
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 9/2011 tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này mặc dù đã giảm từ 5,3% trong tháng Tám, nhưng vẫn cao hơn mức mục tiêu 2-4% của BOK.
Kinh tế Hàn Quốc đã có dấu hiệu suy yếu, với hoạt động xuất khẩu công nghiệp đi xuống. Sản lượng của ngành khai khoáng và chế tạo trong tháng 8/2011 giảm 1,9% so với trước đó, sau khi ghi nhận mức tăng 0,3% trong tháng Bảy.
Hoạt động xuất khẩu, chiếm khoảng 50% GDP của Hàn Quốc, trong tháng 9/2011 đã tăng chậm hơn so với tháng Tám, do nhu cầu sa sút tại các nền kinh tế phát triển. Điều này khiến thặng dư thương mại của Hàn Quốc giảm mạnh từ 4,41 tỷ USD tháng Tám xuống 1,44 tỷ USD trong tháng Chín./.
BOK giữ nguyên lãi suất chủ yếu do những bất ổn dai dẳng từ bên ngoài như khủng hoảng nợ công tại châu Âu và đà suy giảm kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh lạm phát của Hàn Quốc vẫn ở mức bất lợi.
Đây là tháng "đóng băng" lãi suất thứ tư liên tiếp, sau khi BOK tăng lãi suất 25 điểm cơ bản mỗi lần trong các tháng 1, tháng 3 và 6/2011. BOK cũng đã nâng tổng cộng 125 điểm cơ bản tỷ lệ lãi suất đi vay trong năm đợt kể từ tháng 7/2011.
Quyết định của BOK phù hợp với dự báo của giới thị trường, giữa lúc hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng BOK không thay đổi chính sách lãi suất do những bất ổn từ bên ngoài.
Trong khi Mỹ và châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng và các triển vọng tăng trưởng ảm đạm, giới thị trường dự báo BOK chắc chắn đóng băng tỷ lệ lãi suất trong tháng này. Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng BOK có thể cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới.
Động thái mới nhất của BOK được giới thị trường đánh giá là quyết định cần thiết khi cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều lựa chọn điều chỉnh chính sách theo hướng dễ dàng hơn.
ECB tuần trước công bố kế hoạch mua 40 tỷ euro trái phiếu và cấp các khoản vay không giới có kỳ hạn 12-13 tháng cho các ngân hàng trong khu vực. BoE cũng quyết định mở rộng chương trình mua trái phiếu từ 200 tỷ bảng lên 275 tỷ bảng (421 tỷ USD).
[Ngân hàng châu Âu quyết giữ nguyên tỷ lệ lãi suất]
Các ngân hàng trung ương khác tại các quốc gia mới nổi cũng cho thấy các dấu hiệu nới lỏng lập trường chống lạm phát. Ngân hàng Trung ương Brazil ngày 31/8 bất ngờ giảm 50 điểm cơ bản lãi suất chủ chốt xuống 12%, sau 5 đợt tăng lãi suất kể từ đầu năm tới nay.
Ngân hàng Trung ương Indonesia hôm 11/10 đã làm giới thị trường kinh ngạc khi quyết định giảm 25 điểm cơ bản lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 6,5%, sau đợt tăng hồi tháng 2/2011. Ngân hàng Trung ương Australia đã phát đi tín hiệu có thể hạ lãi suất nếu các áp lực lạm phát dịu hơn.
Trước khi BOK đưa ra quyết định nói trên, nhà kinh tế Jun Min-kyu, thuộc hãng Korea Investment & Securities, nhận xét: "Các sức ép lạm phát của Hàn Quốc chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, song các áp lực này đã dịu bớt trong thời gian gần đây. Do đó, BOK có thể hạ lãi suất chủ chốt 2-3 lần vào đầu năm 2012." Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nhận định của ông Jun là vội vàng, vì lạm phát của Hàn Quốc vẫn sẽ ở mức cao.
Giữa lúc những lo ngại về đà tăng chậm lại của kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu dịu đi, lạm phát tiêu dùng của Hàn Quốc vẫn ở mức cao, củng cố cho quan điểm rằng BOK chỉ có thể lựa chọn biện pháp đóng băng lãi suất ở thời điểm hiện nay.
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 9/2011 tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này mặc dù đã giảm từ 5,3% trong tháng Tám, nhưng vẫn cao hơn mức mục tiêu 2-4% của BOK.
Kinh tế Hàn Quốc đã có dấu hiệu suy yếu, với hoạt động xuất khẩu công nghiệp đi xuống. Sản lượng của ngành khai khoáng và chế tạo trong tháng 8/2011 giảm 1,9% so với trước đó, sau khi ghi nhận mức tăng 0,3% trong tháng Bảy.
Hoạt động xuất khẩu, chiếm khoảng 50% GDP của Hàn Quốc, trong tháng 9/2011 đã tăng chậm hơn so với tháng Tám, do nhu cầu sa sút tại các nền kinh tế phát triển. Điều này khiến thặng dư thương mại của Hàn Quốc giảm mạnh từ 4,41 tỷ USD tháng Tám xuống 1,44 tỷ USD trong tháng Chín./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)