BRI của Trung Quốc - vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với Mỹ?

BRI của Trung Quốc - vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với Mỹ

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc nhằm thúc đẩy hội nhập Syria và Afghanistan, mở rộng lợi ích của Trung Quốc trong khu vực Trung Đông rộng lớn hơn.
BRI của Trung Quốc - vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với Mỹ ảnh 1Container hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Mạng tin nationalinterest.org đưa tin Christopher Mott, một chuyên gia về quan hệ quốc tế và là tác giả của cuốn sách mang tựa đề "Lược sử về ngoại giao và chiến tranh ở Trung Á," mới đây đã có bài bình luận về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) để trả lời câu hỏi liệu dự án này có thực sự là mối đe dọa đối với Mỹ hay không?

Dưới đây là nội dung bài viết:

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc nhằm thúc đẩy hội nhập Syria và Afghanistan, mở rộng lợi ích của Trung Quốc trong khu vực Trung Đông rộng lớn hơn.

BRI đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch cho thế kỷ 21 của Bắc Kinh và liên quan tới việc nâng cấp cơ sở hạ tầng - bao gồm đường cao tốc, đường sắt và các hải cảng - trên khắp thế giới với trọng tâm hướng tới các nước Á-Âu.

[Kế hoạch khẩn cho BRI - Điều cần thiết với bối cảnh dịch virus corona]

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách ở Washington có thể sẽ "nhướn mày" khi nhìn vào bất kỳ dự án nào của một đối thủ chiến lược, song họ cần có suy nghĩ cởi mở hơn về BRI.

Từ khi những đường cáp xuyên Đại Tây Dương đầu tiên được lắp đặt hồi thế kỷ 19 kết nối Mỹ và Anh - hai quốc gia khi đó là đối thủ của nhau - để tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các dự án cơ sở hạ tầng có thể mang lại những lợi ích to lớn cho sự ổn định của toàn cầu.

Một lợi ích nữa của những dự án loại này là nó choán nhiều tham vọng của tầng lớp thống trị.

Nếu không có những dự án như vậy, mục đích của họ sẽ chỉ là giải quyết những khó khăn ở nước ngoài.

Nếu các quốc gia đang phát triển đủ may mắn để thực sự được hưởng lợi và trở nên thịnh vượng hơn khi cơ sở hạ tầng của họ phát triển, thì chủ quyền và an ninh của họ chắc chắn sẽ được nâng lên, giảm lo ngại về việc Trung Quốc sẽ làm chủ họ thông qua các khoản đầu tư.

Rốt cuộc, trong trải nghiệm của chính nước Mỹ khi ủng hộ châu Âu, khó có thể nhìn thấy quốc gia châu Âu nào mù quáng nghe theo chính sách đối ngoại của Mỹ.

Trong phần lớn giai đoạn Chiến tranh lạnh, Pháp - quốc gia được hưởng lợi chính từ viện trợ tái phát triển thời hậu chiến tranh của Mỹ - đã có chính sách ngoại giao khá độc lập.

Điều quan trọng nhất đối với Mỹ, đó là BRI không làm giảm các lựa chọn chiến lược dài hạn của Mỹ. Đa số hoạt động thương mại quốc tế về bản chất đều diễn ra trên biển, và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc biết rằng Mỹ là cường quốc thống trị trên biển.

Điều đó có nghĩa rằng trao đổi thương mại được thực hiện thông qua BRI trực tiếp tiến ra Ấn Độ Dương không hẳn là một thách thức trực tiếp đối với Mỹ và có khả năng gây ra nhiều tổn thương tiềm tàng đối với người Trung Quốc.

Với trọng tâm chính của dự án này là các tuyến đường trên đất liền, nên khó có thể coi đây là thách thức đối với vị trí của Mỹ, vì Bắc Kinh tăng cường các tuyến đường kết nối vận chuyển ở những nơi mà Washington và đầu tư tư nhân của Mỹ chỉ có lợi ích tối thiểu.

Hiểu được rằng sức mạnh của Mỹ là ở trên biển và giảm dần khi tiến sâu vào khu vực Á-Âu, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã cân nhắc tỷ lệ chi phí/lợi ích tốt nhất - điều có thể được tìm thấy ở Trung Á và khu vực Caucasus.

Ở đây, so với nước Mỹ xa xôi, Nga - quốc gia yếu hơn Mỹ nhưng có vị trí gần hơn - sẽ là vấn đề lớn hơn đối với Trung Quốc. Xu hướng này sẽ chỉ càng tăng lên nếu Mỹ giảm các cam kết quân sự ở Trung Đông.

Các nhà chiến lược về chính sách đối ngoại của Mỹ có thể lo ngại về mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, BRI không phải là điều quyết định bản chất mối quan hệ song phương của hai quốc gia này.

Nếu có, thì chính các nước cộng hòa trở nên phát triển và thịnh vượng hơn ở Trung Á - vốn có quan hệ lịch sử với Nga, nhưng ngày càng phát triển quan hệ tài chính với Trung Quốc - có thể làm gia tăng sự thù địch lâu nay giữa hai cường quốc này.

BRI có thể coi là có lợi vì giúp Nga giữ Mỹ tránh xa khỏi khu vực, tuy nhiên thách thức của dự án này đối với các khu vực theo truyền thống nằm dưới tầm ảnh hưởng của Nga cũng sẽ không thể bị phớt lờ.

Nếu các nhà hoạch định chính sách của Mỹ muốn ngăn chặn việc các đối tác Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, thì điều thông minh sẽ là áp dụng cách tiếp cận không can thiệp và không dồn họ vào góc tường. Không nơi đâu cho thấy rõ những hậu quả tiêu cực mà Washington phải hứng chịu khi cố tình vươn dài tầm với bằng Syria.

Các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ đe dọa phá hủy những nỗ lực tái thiết và khả năng thu hút vốn nước ngoài của quốc gia này. Điều này đã dẫn tới việc Trung Quốc có các kế hoạch để "lách" cơ chế trừng phạt của Mỹ, giúp tăng tối đa ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Syria.

Hơn nữa, cuộc nội chiến ở Syria - một xung đột bị các chủ thể nước ngoài kích động mạnh, và cũng là một trong những dự án bí mật tốn kém nhất trong lịch sử của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) - đã dẫn tới sự phát triển của al-Qaeda cùng các tổ chức cực đoan bạo lực khác ở khu vực.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm phá hủy quá trình tái phát triển của Syria sẽ khiến các chủ thể cực đoan tiếp tục sinh sôi.

Chính sách của Mỹ không nên phản đối công cuộc tái thiết của Syria, điều vốn có thể giúp Syria có thêm khả năng đối phó với những phần tử khủng bố trong khu vực.

Khi các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nhìn vào tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, họ đã đúng khi xác định đây là một thách thức.

Nhưng thay vì vội vàng đi tới một dự đoán cực đoan và phản đối theo phản xạ, họ nên coi đây cũng có thể là một cơ hội./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục