Trong buổi sáng 13/10, cùng thời điểm với lễ truy điệu ở thủ đô Hà Nội, nhiều địa phương trong cả nước cũng đã tổ chức lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với niềm tiếc thương vị Đại tướng của Nhân dân.
Tại xã Tân Trào, "Thủ đô kháng chiến"- nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở và làm việc từ ngày 21/5 đến ngày 16/8/1945, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu tại Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lãnh đạo huyện Sơn Dương, đại diện các ban, ngành đoàn thể, các cháu học sinh và đông đảo đồng bào các dân tộc trong vùng An toàn khu huyện Sơn Dương đã tham dự buổi lễ.
Trước đó, để tỏ lòng thành kính và niềm tiếc thương vô hạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng bào các dân tộc trong huyện Sơn Dương đã lập bàn thờ Đại tướng đặt tại nhà văn hóa thôn Tân Lập, xã Tân Trào - gần gốc đa Tân Trào lịch sử, để đồng bào và du khách các nơi đến thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Xã Tân Trào là nơi Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ở lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân.
Cũng chính tại đây, dưới gốc đa Tân Trào lịch sử, ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó Đại tướng dẫn đầu đoàn quân Giải phóng tiến đánh giành chính quyền tại Thái Nguyên rồi tiến quân về giải phóng Hà Nội. Tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội họp tại đình Tân Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng (tức Chính phủ lâm thời)… Tuy ở và làm việc tại Tân Trào trong thời gian chỉ 3 tháng, nhưng trong lòng nhân dân các dân tộc nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một người con của quê hương.
Cùng thời gian, tại Trụ sở làm việc của Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội trường Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Hội trường lớn Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La đã trang trọng diễn ra Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ sáng sớm, có rất đông cán bộ, chiến sỹ, học sinh và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đến để dự Lễ truy điệu Đại tướng. Tiếc thương, đau xót là những cảm xúc của đồng bào, chiến sỹ nơi đây trước sự ra đi của Đại tướng.
Đúng 7 giờ, trong không khí trang nghiêm, thành kính, mọi người đã theo dõi qua màn hình Lễ truy điệu Đại tướng tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội, được truyền hình trực tiếp qua sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Nhiều người đã không kìm nén được nước mắt khi chứng kiến những hình ảnh về Lễ truy điệu Đại tướng.
Đã từng vinh dự hai lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ Quàng Văn Huyên, người dân tộc Thái (85 tuổi, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên là Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La) xúc động bày tỏ: "Từng là người lính, người chỉ huy trong quân đội, đối với tôi Đại tướng là người đã truyền quyết tâm, nghị lực sống, chiến đấu để giải phóng quê hương khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, đế quốc...."
Những ngày qua, khi nghe tin Đại tướng đã ra đi, những ký ức về những lần được gặp Đại tướng lại trở về, khiến một người đã từng trải qua không biết bao nhiêu đau thương mất mát trong chiến tranh như cụ Huyên không kìm nén được sự đau xót. Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giống như mất đi một người ruột thịt trong gia đình cụ. Chính vì lẽ đó, trên bàn thờ tổ tiên của cụ Huyên giờ đây đã có thêm một chỗ để cụ tưởng nhớ về vị Đại tướng, người Anh hùng của cả dân tộc Việt Nam .
Với những bạn trẻ chỉ được biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các bài học lịch sử và hình ảnh Đại tướng qua các phương tiện truyền thông như em Bạc Thị Thư, người dân tộc Thái (học sinh lớp 11, Trường trung học phổ thông huyện Thuận Châu) cũng không giấu được những cảm xúc đặc biệt về vị Tướng tài của dân tộc Việt Nam.
Thư chia sẻ: " Sự ra đi của Đại tướng, em thực sự cảm thấy buồn và rất xúc động về sự mất mát không gì bù đắp nổi của nhân dân ta. Em cũng nhận thức được trách nhiệm của mình là phải cố gắng phấn đấu, học tập, rèn luyện thật tốt để có thể cống hiến cho quê hương, đất nước, không phụ công cha ông đã đổ biết bao xương máu để mang lại hòa bình cho đất nước như ngày nay."
Trước di ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn thể cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nguyện một lòng phấn đấu, xây dựng quê hương giàu đẹp để xứng đáng với công lao to lớn của Người. Cùng với đồng bào cả nước, người dân Sơn La xúc động, tiếc thương vô hạn tiễn đưa Đại tướng – một nhân cách lớn, một con người cả cuộc đời vì dân, vì nước.
Cùng với cả nước, sáng 13/10, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ đã tổ chức lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi an nghỉ cuối cùng. Khi xem truyền hình đưa hình ảnh xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua các cung đường tại Hà Nội thì nhiều người dân Cần Thơ đã bật khóc, quỳ gối tiễn đưa Đại tướng.
Tại hội trường Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ, không khí trang nghiêm, trầm mặc. Lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cùng đông đảo các cán bộ, tướng lĩnh, các cơ quan ban ngành, người dân trên địa bàn thành phố đã hướng mắt theo dõi trên màn hình trực tiếp Lễ truy điệu Đại tướng tại Nhà tang lễ Quốc gia ở thủ đô Hà Nội trong không khí nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn.
Tại Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Cần Thơ, không chỉ cán cán bộ, chiến sỹ mà nhiều người dân địa phương đã đưa cả gia đình đến viếng, thắp nén tâm hương vĩnh biệt Đại tướng. Khi Lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Quốc gia bắt đầu và nhất là thời điểm tiến hành di quan, tại Cần Thơ, rất nhiều đôi mắt theo dõi qua màn hình đã bật khóc nức nở, nghẹn ngào. Những người lính đang làm nhiệm vụ canh gác nơi ra vào cổng nghe qua hệ thống loa truyền thanh cũng đã bật khóc tiếc thương người anh hùng dân tộc đã có nhiều công lao to lớn trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Có mặt tại lễ truy điệu Đại tướng diễn ra tại Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ, trước di ảnh Đại tướng, đông đảo nhân dân, cán bộ, chiến sỹ Cần Thơ đã thành kính nghiêng mình người tiễn đưa Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình!./.
Tại xã Tân Trào, "Thủ đô kháng chiến"- nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở và làm việc từ ngày 21/5 đến ngày 16/8/1945, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu tại Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lãnh đạo huyện Sơn Dương, đại diện các ban, ngành đoàn thể, các cháu học sinh và đông đảo đồng bào các dân tộc trong vùng An toàn khu huyện Sơn Dương đã tham dự buổi lễ.
Trước đó, để tỏ lòng thành kính và niềm tiếc thương vô hạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng bào các dân tộc trong huyện Sơn Dương đã lập bàn thờ Đại tướng đặt tại nhà văn hóa thôn Tân Lập, xã Tân Trào - gần gốc đa Tân Trào lịch sử, để đồng bào và du khách các nơi đến thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Xã Tân Trào là nơi Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ở lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân.
Cũng chính tại đây, dưới gốc đa Tân Trào lịch sử, ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó Đại tướng dẫn đầu đoàn quân Giải phóng tiến đánh giành chính quyền tại Thái Nguyên rồi tiến quân về giải phóng Hà Nội. Tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội họp tại đình Tân Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng (tức Chính phủ lâm thời)… Tuy ở và làm việc tại Tân Trào trong thời gian chỉ 3 tháng, nhưng trong lòng nhân dân các dân tộc nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một người con của quê hương.
Cùng thời gian, tại Trụ sở làm việc của Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội trường Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Hội trường lớn Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La đã trang trọng diễn ra Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ sáng sớm, có rất đông cán bộ, chiến sỹ, học sinh và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đến để dự Lễ truy điệu Đại tướng. Tiếc thương, đau xót là những cảm xúc của đồng bào, chiến sỹ nơi đây trước sự ra đi của Đại tướng.
Đúng 7 giờ, trong không khí trang nghiêm, thành kính, mọi người đã theo dõi qua màn hình Lễ truy điệu Đại tướng tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội, được truyền hình trực tiếp qua sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Nhiều người đã không kìm nén được nước mắt khi chứng kiến những hình ảnh về Lễ truy điệu Đại tướng.
Đã từng vinh dự hai lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ Quàng Văn Huyên, người dân tộc Thái (85 tuổi, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên là Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La) xúc động bày tỏ: "Từng là người lính, người chỉ huy trong quân đội, đối với tôi Đại tướng là người đã truyền quyết tâm, nghị lực sống, chiến đấu để giải phóng quê hương khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, đế quốc...."
Những ngày qua, khi nghe tin Đại tướng đã ra đi, những ký ức về những lần được gặp Đại tướng lại trở về, khiến một người đã từng trải qua không biết bao nhiêu đau thương mất mát trong chiến tranh như cụ Huyên không kìm nén được sự đau xót. Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giống như mất đi một người ruột thịt trong gia đình cụ. Chính vì lẽ đó, trên bàn thờ tổ tiên của cụ Huyên giờ đây đã có thêm một chỗ để cụ tưởng nhớ về vị Đại tướng, người Anh hùng của cả dân tộc Việt Nam .
Với những bạn trẻ chỉ được biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các bài học lịch sử và hình ảnh Đại tướng qua các phương tiện truyền thông như em Bạc Thị Thư, người dân tộc Thái (học sinh lớp 11, Trường trung học phổ thông huyện Thuận Châu) cũng không giấu được những cảm xúc đặc biệt về vị Tướng tài của dân tộc Việt Nam.
Thư chia sẻ: " Sự ra đi của Đại tướng, em thực sự cảm thấy buồn và rất xúc động về sự mất mát không gì bù đắp nổi của nhân dân ta. Em cũng nhận thức được trách nhiệm của mình là phải cố gắng phấn đấu, học tập, rèn luyện thật tốt để có thể cống hiến cho quê hương, đất nước, không phụ công cha ông đã đổ biết bao xương máu để mang lại hòa bình cho đất nước như ngày nay."
Trước di ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn thể cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nguyện một lòng phấn đấu, xây dựng quê hương giàu đẹp để xứng đáng với công lao to lớn của Người. Cùng với đồng bào cả nước, người dân Sơn La xúc động, tiếc thương vô hạn tiễn đưa Đại tướng – một nhân cách lớn, một con người cả cuộc đời vì dân, vì nước.
Cùng với cả nước, sáng 13/10, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ đã tổ chức lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi an nghỉ cuối cùng. Khi xem truyền hình đưa hình ảnh xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua các cung đường tại Hà Nội thì nhiều người dân Cần Thơ đã bật khóc, quỳ gối tiễn đưa Đại tướng.
Tại hội trường Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ, không khí trang nghiêm, trầm mặc. Lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cùng đông đảo các cán bộ, tướng lĩnh, các cơ quan ban ngành, người dân trên địa bàn thành phố đã hướng mắt theo dõi trên màn hình trực tiếp Lễ truy điệu Đại tướng tại Nhà tang lễ Quốc gia ở thủ đô Hà Nội trong không khí nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn.
Tại Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Cần Thơ, không chỉ cán cán bộ, chiến sỹ mà nhiều người dân địa phương đã đưa cả gia đình đến viếng, thắp nén tâm hương vĩnh biệt Đại tướng. Khi Lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Quốc gia bắt đầu và nhất là thời điểm tiến hành di quan, tại Cần Thơ, rất nhiều đôi mắt theo dõi qua màn hình đã bật khóc nức nở, nghẹn ngào. Những người lính đang làm nhiệm vụ canh gác nơi ra vào cổng nghe qua hệ thống loa truyền thanh cũng đã bật khóc tiếc thương người anh hùng dân tộc đã có nhiều công lao to lớn trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Có mặt tại lễ truy điệu Đại tướng diễn ra tại Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ, trước di ảnh Đại tướng, đông đảo nhân dân, cán bộ, chiến sỹ Cần Thơ đã thành kính nghiêng mình người tiễn đưa Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình!./.
(TTXVN)