Những bức ảnh tràn ngập niềm vui, nụ cười và cả những giọt nước mắt trên những gương mặt rạng ngời hạnh phúc của các thợ mỏ Chile vừa trải qua những thời khắc đáng nhớ khi được trở lại với cuộc sống đời thường cùng dòng tít đầy ấn tượng về sứ mạng giải cứu có một không hai này tràn ngập trang nhất các báo hàng đầu thế giới số ra hôm nay (14/10).
"Phép nhiệm màu ở San Jose" là dòng tít đậm chạy dài trên trang nhất tờ nhật báo Điện tín (Telegraph) của Anh, trong khi tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) cũng không kém với "Những lời nguyện cầu, những giọt nước mắt và niềm vui sướng."
Tờ Thời báo Niu Yoóc (New York Times) cho rằng chiến dịch giải cứu này là một sự kiện nghẹt thở, khiến ngay cả những phóng viên dày dạn có mặt tại hiện trường để thông tin về sự kiện cũng không kìm được những giọt nước mắt vui sướng.
Tờ Volkskrant của Hà Lan viết: "Trước sự kiện này, không nhiều người trên thế giới biết đến mỏ San Jose, nhưng bây giờ nơi đây đã trở thành tâm điểm của thế giới. Câu chuyện thần kỳ này hội tụ mọi yếu tố để làm nên một chương trình truyền hình... Từng người thợ mỏ lần lượt xuất hiện, họ là những người anh hùng dân tộc, cuộc sống của họ đã vĩnh viễn thay đổi. Và thế giới đã được chứng kiến một kết thúc có hậu."
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên tờ La Stampa của Italy, nhà văn Chile Antonio Skarmeta cho rằng đây là câu chuyện đầy xúc động về sự sống và cái chết. Tinh thần nhân đạo, ý chí kiên cường mà đất nước Chile nhỏ bé và xa xôi đã thể hiện trong những ngày qua đã khích lệ cả thế giới.
Tờ Tấm gương (Mirror) của Anh ca ngợi chiến dịch cứu hộ thành công này của Chile đã tôn vinh sức mạnh tinh thần của con người. Báo viết: "Những gì mà chúng ta học được từ 33 người thợ mỏ này, từ những người đã đưa họ trở lại với cuộc sống, và từ những người thân - những con người đã trải qua những ngày tháng khắc khoải đợi chờ - đó là sức mạnh tinh thần, là ý chí, là tình yêu thương, là sự dũng cảm."
Theo tờ Die Welt của Đức, gần một tỷ người trên thế giới đã theo dõi diễn biến chiến dịch cứu hộ trên qua Internet, đài phát thanh và truyền hình. Và ngày vui này không còn chỉ là của riêng Chile mà đã trở thành ngày vui của cả thế giới.
Nhiều báo cũng dành tình cảm cho Tổng thống Chile Sebastian Pinera, người có mặt tại hiện trường từ đầu cuộc giải cứu, coi ông là một trong những người anh hùng của sự kiện này.
Cuộc giải cứu đã thu hút sự quan tâm lớn của công chúng, được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình từ Mỹ đến châu Âu và Trung Đông. Tại hiện trường, có hơn 1.000 nhà báo đến theo dõi đưa tin./.
"Phép nhiệm màu ở San Jose" là dòng tít đậm chạy dài trên trang nhất tờ nhật báo Điện tín (Telegraph) của Anh, trong khi tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) cũng không kém với "Những lời nguyện cầu, những giọt nước mắt và niềm vui sướng."
Tờ Thời báo Niu Yoóc (New York Times) cho rằng chiến dịch giải cứu này là một sự kiện nghẹt thở, khiến ngay cả những phóng viên dày dạn có mặt tại hiện trường để thông tin về sự kiện cũng không kìm được những giọt nước mắt vui sướng.
Tờ Volkskrant của Hà Lan viết: "Trước sự kiện này, không nhiều người trên thế giới biết đến mỏ San Jose, nhưng bây giờ nơi đây đã trở thành tâm điểm của thế giới. Câu chuyện thần kỳ này hội tụ mọi yếu tố để làm nên một chương trình truyền hình... Từng người thợ mỏ lần lượt xuất hiện, họ là những người anh hùng dân tộc, cuộc sống của họ đã vĩnh viễn thay đổi. Và thế giới đã được chứng kiến một kết thúc có hậu."
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên tờ La Stampa của Italy, nhà văn Chile Antonio Skarmeta cho rằng đây là câu chuyện đầy xúc động về sự sống và cái chết. Tinh thần nhân đạo, ý chí kiên cường mà đất nước Chile nhỏ bé và xa xôi đã thể hiện trong những ngày qua đã khích lệ cả thế giới.
Tờ Tấm gương (Mirror) của Anh ca ngợi chiến dịch cứu hộ thành công này của Chile đã tôn vinh sức mạnh tinh thần của con người. Báo viết: "Những gì mà chúng ta học được từ 33 người thợ mỏ này, từ những người đã đưa họ trở lại với cuộc sống, và từ những người thân - những con người đã trải qua những ngày tháng khắc khoải đợi chờ - đó là sức mạnh tinh thần, là ý chí, là tình yêu thương, là sự dũng cảm."
Theo tờ Die Welt của Đức, gần một tỷ người trên thế giới đã theo dõi diễn biến chiến dịch cứu hộ trên qua Internet, đài phát thanh và truyền hình. Và ngày vui này không còn chỉ là của riêng Chile mà đã trở thành ngày vui của cả thế giới.
Nhiều báo cũng dành tình cảm cho Tổng thống Chile Sebastian Pinera, người có mặt tại hiện trường từ đầu cuộc giải cứu, coi ông là một trong những người anh hùng của sự kiện này.
Cuộc giải cứu đã thu hút sự quan tâm lớn của công chúng, được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình từ Mỹ đến châu Âu và Trung Đông. Tại hiện trường, có hơn 1.000 nhà báo đến theo dõi đưa tin./.
(TTXVN/Vietnam+)