Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế Brazil công bố trên tạp chí Pediatrics ngày 16/4, các bà mẹ mang thai hoàn toàn có thể giữ thói quen uống càphê mà không phải lo lắng điều này sẽ tác động xấu tới giấc ngủ của đứa trẻ.
Tuy nhiên mức cà phê họ tiêu thụ phải vừa phải và không vượt quá 300mg/ngày.
Kết quả trên hơi khác so với những kết luận trong nhiều năm qua của các bác sỹ khi cho rằng uống càphê thường xuyên trong thời kỳ mang thai có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non.
Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra khoảng 900 bà mẹ mang thai tại Brazil và yêu cầu họ cung cấp thông tin về lượng càphê dùng mỗi ngày. Sau đó, đánh giá tác động của càphê đến giấc ngủ của những đứa trẻ.
Trong số những phụ nữ được điều tra, thì chỉ có một người không uống càphê khi mang thai. Trong khi 20% cho biết họ nghiện nặng càphê và uống ít nhất 300 mg/ngày và 14% cho biết họ nghiện càphê ba tháng sau khi sinh. (200mg càphê tương đương với 1 cốc càphê 12-oz).
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu không thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc uống cà phê và các tác động đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Tuy có gần 14 % các bà mẹ cho biết những đứa trẻ của họ thức giấc hơn 3 lần mỗi đêm, đây là một mức được xem là "thường xuyên," nhưng điều này lại không xảy đối với những đứa trẻ có mẹ thuộc nhóm nghiện càphê.
Trong một báo cáo năm 2010, Tiến sỹ William Barth, Giám đốc y khoa phụ trách vấn đề Bà mẹ và trẻ em thuộc Bệnh viện Massachusetts tại Boston (Mỹ), không phải là tác giả nhóm nghiên cứu trên, cũng từng cho biết: "Một lượng càphê vừa phải và điều độ sẽ không có gì là nguy hiểm hay xấu đối với giấc ngủ của thai nhi mà có khi còn có tác dụng tốt đối với các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú."
Tuy nhiên ông cũng khuyến cáo rằng ở một số trẻ sơ sinh nhạy cảm hoặc các trẻ sinh non thì việc chuyển hóa chất caffeine chậm hơn và có thể chúng sẽ có phản ứng với một lượng nhỏ caffeine khi có trong sữa mẹ. Hay khi các bà mẹ cho con bú uống một lượng lớn cà phê mỗi ngày (tức trên 300mg) thì có thể sẽ có những biểu hiện ở trẻ như bồn chồn, chóng mặt và ngủ kém hơn./.
Tuy nhiên mức cà phê họ tiêu thụ phải vừa phải và không vượt quá 300mg/ngày.
Kết quả trên hơi khác so với những kết luận trong nhiều năm qua của các bác sỹ khi cho rằng uống càphê thường xuyên trong thời kỳ mang thai có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non.
Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra khoảng 900 bà mẹ mang thai tại Brazil và yêu cầu họ cung cấp thông tin về lượng càphê dùng mỗi ngày. Sau đó, đánh giá tác động của càphê đến giấc ngủ của những đứa trẻ.
Trong số những phụ nữ được điều tra, thì chỉ có một người không uống càphê khi mang thai. Trong khi 20% cho biết họ nghiện nặng càphê và uống ít nhất 300 mg/ngày và 14% cho biết họ nghiện càphê ba tháng sau khi sinh. (200mg càphê tương đương với 1 cốc càphê 12-oz).
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu không thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc uống cà phê và các tác động đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Tuy có gần 14 % các bà mẹ cho biết những đứa trẻ của họ thức giấc hơn 3 lần mỗi đêm, đây là một mức được xem là "thường xuyên," nhưng điều này lại không xảy đối với những đứa trẻ có mẹ thuộc nhóm nghiện càphê.
Trong một báo cáo năm 2010, Tiến sỹ William Barth, Giám đốc y khoa phụ trách vấn đề Bà mẹ và trẻ em thuộc Bệnh viện Massachusetts tại Boston (Mỹ), không phải là tác giả nhóm nghiên cứu trên, cũng từng cho biết: "Một lượng càphê vừa phải và điều độ sẽ không có gì là nguy hiểm hay xấu đối với giấc ngủ của thai nhi mà có khi còn có tác dụng tốt đối với các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú."
Tuy nhiên ông cũng khuyến cáo rằng ở một số trẻ sơ sinh nhạy cảm hoặc các trẻ sinh non thì việc chuyển hóa chất caffeine chậm hơn và có thể chúng sẽ có phản ứng với một lượng nhỏ caffeine khi có trong sữa mẹ. Hay khi các bà mẹ cho con bú uống một lượng lớn cà phê mỗi ngày (tức trên 300mg) thì có thể sẽ có những biểu hiện ở trẻ như bồn chồn, chóng mặt và ngủ kém hơn./.
Thạch Thảo (Vietnam+)