Các doanh nghiệp Nhật Bản đang đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam do các lợi thế của Trung Quốc dần mất đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này.
Theo báo Asahi của Nhật Bản, có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp Nhật Bản không còn mặn mà với thị trường nhân công Trung Quốc, do đòi hỏi lương bổng của công nhân tại đây ngày càng cao cùng với sự nâng cao mặt bằng đời sống kinh tế xã hội của nước này.
Hiện nay, số lượng công ty và nhà máy sản xuất của Nhật Bản tại Trung Quốc rất đông, khiến cho một khi xảy ra các cuộc đình công đòi tăng lương, rất dễ xảy ra tình trạng người dân Trung Quốc có cái nhìn không tốt về các ông chủ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của thị trường này cũng không còn như trước, sau khi Bắc Kinh vừa quyết định nâng giá đồng nhân dân tệ (NDT). Do vậy, Việt Nam được coi là một thị trường lao động mới nhiều sức hấp dẫn với sự ổn định chính trị và giá nhân công rẻ.
Các doanh nghiệp Nhật Bản thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều hơn tại khu công nghiệp Thăng Long 2, nằm cách trung tâm Hà Nội 80km về phía đông và được phát triển chủ yếu bởi Tập đoàn Sumitomo.
Theo Giám đốc điều hành khu công nghiệp Thăng Long 2 Hiroyoshi Masuoka, chỉ trong vòng hai tháng qua, đã có tới bốn công ty ký hợp đồng xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp này và ba công ty dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong tháng 7 tới.
Sau vụ sụp đổ của Tập đoàn Mỹ Lehman Brothers hồi tháng 9/2008, các khu công nghiệp nói chung đã không còn thu hút được khách đầu tư nhưng tình hình này đã thay đổi sau khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi.
Tuy nhiên, theo một số chủ doanh nghiệp, việc chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam nằm trong chiến thuật "Trung Quốc+1" của doanh nghiệp Nhật Bản vì họ e ngại việc tập trung quá nhiều việc sản xuất tại Trung Quốc sẽ gây ra những thiệt hại to lớn khi xảy ra sự cố.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhận ra rằng Trung Quốc không còn là thị trường lý tưởng như trước sau khi các cuộc đình công liên tiếp tại Trung Quốc đã khiến cho hai nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Nhật Bản là Toyota và Honda phải tạm thời đóng cửa các nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc.
Được khích lệ bởi việc tăng lương tại các nhà máy này, dự báo phong trào đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động tại Trung Quốc, nơi được coi là công xưởng của thế giới, sẽ tiếp tục bùng phát.
Nhà tư vấn đầu tư Hirota Nakanishi thuộc Văn phòng đại diện cơ quan xúc tiến thương mại JETRO của Nhật Bản tại Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đã dự báo được xu hướng tăng chi phí sản xuất và việc tăng tỷ giá đồng NDT từ cách đây hơn nửa năm. Vì vậy, sau khi những điều này xảy ra, số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ ngày càng tăng.
Để chứng minh điều này, ông Nakanishi cho biết tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm nay đã lên tới 1,1 tỷ USD so với mức 140 triệu USD của cả năm 2009.
Ông Mikijiro Takagi, một lãnh đạo Công ty Takagi chuyên cung cấp các thiết bị lọc nước cho biết đã quyết định chọn Việt Nam, chứ không phải Trung Quốc, để xây dựng nhà máy vì giá nhân công rẻ, người Việt Nam cần cù và có tình cảm tốt đối với Nhật Bản.
Trong khi đó, Chủ tịch Công ty Nikkiso Osamu Igarashi, người đã từng có kinh nghiệm đau xót ở Trung Quốc khi phải di chuyển nhà máy tại Thượng Hải do sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh, bày tỏ tin tưởng rằng công ty ông sẽ không vấp phải nguy cơ tương tự tại Việt Nam./.
Theo báo Asahi của Nhật Bản, có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp Nhật Bản không còn mặn mà với thị trường nhân công Trung Quốc, do đòi hỏi lương bổng của công nhân tại đây ngày càng cao cùng với sự nâng cao mặt bằng đời sống kinh tế xã hội của nước này.
Hiện nay, số lượng công ty và nhà máy sản xuất của Nhật Bản tại Trung Quốc rất đông, khiến cho một khi xảy ra các cuộc đình công đòi tăng lương, rất dễ xảy ra tình trạng người dân Trung Quốc có cái nhìn không tốt về các ông chủ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của thị trường này cũng không còn như trước, sau khi Bắc Kinh vừa quyết định nâng giá đồng nhân dân tệ (NDT). Do vậy, Việt Nam được coi là một thị trường lao động mới nhiều sức hấp dẫn với sự ổn định chính trị và giá nhân công rẻ.
Các doanh nghiệp Nhật Bản thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều hơn tại khu công nghiệp Thăng Long 2, nằm cách trung tâm Hà Nội 80km về phía đông và được phát triển chủ yếu bởi Tập đoàn Sumitomo.
Theo Giám đốc điều hành khu công nghiệp Thăng Long 2 Hiroyoshi Masuoka, chỉ trong vòng hai tháng qua, đã có tới bốn công ty ký hợp đồng xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp này và ba công ty dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong tháng 7 tới.
Sau vụ sụp đổ của Tập đoàn Mỹ Lehman Brothers hồi tháng 9/2008, các khu công nghiệp nói chung đã không còn thu hút được khách đầu tư nhưng tình hình này đã thay đổi sau khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi.
Tuy nhiên, theo một số chủ doanh nghiệp, việc chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam nằm trong chiến thuật "Trung Quốc+1" của doanh nghiệp Nhật Bản vì họ e ngại việc tập trung quá nhiều việc sản xuất tại Trung Quốc sẽ gây ra những thiệt hại to lớn khi xảy ra sự cố.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhận ra rằng Trung Quốc không còn là thị trường lý tưởng như trước sau khi các cuộc đình công liên tiếp tại Trung Quốc đã khiến cho hai nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Nhật Bản là Toyota và Honda phải tạm thời đóng cửa các nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc.
Được khích lệ bởi việc tăng lương tại các nhà máy này, dự báo phong trào đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động tại Trung Quốc, nơi được coi là công xưởng của thế giới, sẽ tiếp tục bùng phát.
Nhà tư vấn đầu tư Hirota Nakanishi thuộc Văn phòng đại diện cơ quan xúc tiến thương mại JETRO của Nhật Bản tại Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đã dự báo được xu hướng tăng chi phí sản xuất và việc tăng tỷ giá đồng NDT từ cách đây hơn nửa năm. Vì vậy, sau khi những điều này xảy ra, số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ ngày càng tăng.
Để chứng minh điều này, ông Nakanishi cho biết tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm nay đã lên tới 1,1 tỷ USD so với mức 140 triệu USD của cả năm 2009.
Ông Mikijiro Takagi, một lãnh đạo Công ty Takagi chuyên cung cấp các thiết bị lọc nước cho biết đã quyết định chọn Việt Nam, chứ không phải Trung Quốc, để xây dựng nhà máy vì giá nhân công rẻ, người Việt Nam cần cù và có tình cảm tốt đối với Nhật Bản.
Trong khi đó, Chủ tịch Công ty Nikkiso Osamu Igarashi, người đã từng có kinh nghiệm đau xót ở Trung Quốc khi phải di chuyển nhà máy tại Thượng Hải do sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh, bày tỏ tin tưởng rằng công ty ông sẽ không vấp phải nguy cơ tương tự tại Việt Nam./.
Hồng Hà (Báo Tin Tức/Vietnam+)