Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết, trong những ngày qua, do ảnh hưởng kết hợp của lũ thượng nguồn và triều cường biển Đông nên mực nước các nơi trong tỉnh Đồng Tháp đang lên nhanh.
Nhận định những ngày tới, do bão số 10 đổ bộ vào khu vực miền Trung và sẽ gây mưa lũ tại khu vực trung lưu sông Mê Kông, nên có khả năng lũ thượng nguồn sẽ đổ về mạnh kết hợp với triều cường nên khả năng mực nước lũ tiếp tục tăng ở mức cao.
Hiện, các huyện đầu nguồn ở Đồng Tháp đang tập trung chống lũ để đảm bảo tính mạng, tài sản và hoa màu cho nông dân.
Mực nước ở huyện đầu nguồn Hồng Ngự trung bình mỗi ngày lên từ 10cm đến 20cm, chỉ thấp hơn mực nước năm 2011 khoảng 60cm. Nước lũ lên nhanh đã làm sạt lở một số đoạn đường giao thông và khu dân cư ở các xã Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A và Long Thuận. Đồng thời, đe dọa đến 2.600ha lúa vụ 3 ở khu đê bao thuộc hai xã Thường Phước 2, Thường Thới Tiền và đe dọa đến hoa màu, ao nuôi cá ở 3 xã cù lao Long Phú Thuận.
Trước tình hình trên, huyện Hồng Ngự đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác nắm tình hình, báo cáo nhanh cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện vào 16 giờ hàng ngày; huy động lực lượng bảo vệ lúa vụ 3, kết cấu hạ tầng, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân với phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường vận động các hộ dân có nhà nằm trong vành đai sạt lở chủ động di dời nhà đến nơi an toàn; củng cố các chốt cứu hộ, chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời; kiểm tra các trụ điện, đảm bảo cung cấp điện cho công tác bơm rút nước.
Hai xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền cũng thường xuyên kiểm tra đê bao, đồng thời phối hợp với đơn vị thi công tôn cao bề mặt đê đúng cao trình, bảo vệ lúa vụ 3. Riêng xã Long Thuận phối hợp với Phòng kinh tế hạ tầng huyện huy động phương tiện gia cố các đoạn đê bao bị sạt lở bảo vệ diện tích hoa màu và các ao cá của người dân.
Tại thị xã Hồng Ngự (cũng thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh), nước lũ lên nhanh làm vỡ miệng cống Xẻo Tre thuộc phường An Lạc và ô bao khu II xã Tân Hội, nước tràn vào lúa vụ 3 đang trong thời kỳ trỗ chín. Trước sự cố trên, lãnh đạo thị xã Hồng Ngự đã có mặt kịp thời chỉ đạo xử lý và khắc phục hoàn toàn sau hai giờ.
Tại khu vực Chùa Phật nổi, ấp Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Thanh Bình cũng xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 50m, có nơi ăn sâu vào đất liền từ 2 đến 3m. Tại khu vực này, từ đầu mùa lũ đến nay đã xãy ra nhiều lần sạt lở với tổng chiều dài lên đến 3,9km, đã làm bứt đi nhiều đoạn lộ nhựa, ảnh hưởng đến giao thông đi lại và đời sống của hàng trăm hộ dân nơi. Hiện khu vực này còn nhiều vết rạn nứt, có khả năng sạt lở tiếp tục trong thời gian tới.
Để khắc phục tình trạng này, xã Tân Bình đã được tỉnh đầu tư kinh phí hơn 85 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường khắc phục sạt lở với chiều dài 4km và hình thành tuyến dân cư để bố trí cho những hộ nằm trong vành đai sạt lở./.
Nhận định những ngày tới, do bão số 10 đổ bộ vào khu vực miền Trung và sẽ gây mưa lũ tại khu vực trung lưu sông Mê Kông, nên có khả năng lũ thượng nguồn sẽ đổ về mạnh kết hợp với triều cường nên khả năng mực nước lũ tiếp tục tăng ở mức cao.
Hiện, các huyện đầu nguồn ở Đồng Tháp đang tập trung chống lũ để đảm bảo tính mạng, tài sản và hoa màu cho nông dân.
Mực nước ở huyện đầu nguồn Hồng Ngự trung bình mỗi ngày lên từ 10cm đến 20cm, chỉ thấp hơn mực nước năm 2011 khoảng 60cm. Nước lũ lên nhanh đã làm sạt lở một số đoạn đường giao thông và khu dân cư ở các xã Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A và Long Thuận. Đồng thời, đe dọa đến 2.600ha lúa vụ 3 ở khu đê bao thuộc hai xã Thường Phước 2, Thường Thới Tiền và đe dọa đến hoa màu, ao nuôi cá ở 3 xã cù lao Long Phú Thuận.
Trước tình hình trên, huyện Hồng Ngự đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác nắm tình hình, báo cáo nhanh cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện vào 16 giờ hàng ngày; huy động lực lượng bảo vệ lúa vụ 3, kết cấu hạ tầng, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân với phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường vận động các hộ dân có nhà nằm trong vành đai sạt lở chủ động di dời nhà đến nơi an toàn; củng cố các chốt cứu hộ, chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời; kiểm tra các trụ điện, đảm bảo cung cấp điện cho công tác bơm rút nước.
Hai xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền cũng thường xuyên kiểm tra đê bao, đồng thời phối hợp với đơn vị thi công tôn cao bề mặt đê đúng cao trình, bảo vệ lúa vụ 3. Riêng xã Long Thuận phối hợp với Phòng kinh tế hạ tầng huyện huy động phương tiện gia cố các đoạn đê bao bị sạt lở bảo vệ diện tích hoa màu và các ao cá của người dân.
Tại thị xã Hồng Ngự (cũng thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh), nước lũ lên nhanh làm vỡ miệng cống Xẻo Tre thuộc phường An Lạc và ô bao khu II xã Tân Hội, nước tràn vào lúa vụ 3 đang trong thời kỳ trỗ chín. Trước sự cố trên, lãnh đạo thị xã Hồng Ngự đã có mặt kịp thời chỉ đạo xử lý và khắc phục hoàn toàn sau hai giờ.
Tại khu vực Chùa Phật nổi, ấp Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Thanh Bình cũng xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 50m, có nơi ăn sâu vào đất liền từ 2 đến 3m. Tại khu vực này, từ đầu mùa lũ đến nay đã xãy ra nhiều lần sạt lở với tổng chiều dài lên đến 3,9km, đã làm bứt đi nhiều đoạn lộ nhựa, ảnh hưởng đến giao thông đi lại và đời sống của hàng trăm hộ dân nơi. Hiện khu vực này còn nhiều vết rạn nứt, có khả năng sạt lở tiếp tục trong thời gian tới.
Để khắc phục tình trạng này, xã Tân Bình đã được tỉnh đầu tư kinh phí hơn 85 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường khắc phục sạt lở với chiều dài 4km và hình thành tuyến dân cư để bố trí cho những hộ nằm trong vành đai sạt lở./.
Nguyễn Văn Thi (TTXVN)