Các ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu đang mời chào những khoản lương bổng hấp dẫn để lôi kéo nhân viên xuất sắc về làm việc cho các chi nhánh của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia tuyển dụng và chuyên gia phân tích trên thị trường ngân hàng, sự thiếu hụt về nhân lực cấp cao cộng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tái thiết và mở rộng hoạt động ở khu vực phát triển năng động này, đã đẩy mức lương thưởng trong ngành lên ngang bằng với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Trong số các tập đoàn đang tìm cách củng cố hệ thống nhân viên tại châu Á-Thái Bình Dương có Citigroup, Bank of America, Merrill Lynch và UBS. Đây là những ngân hàng ít nhiều nhận được tiền hỗ trợ của chính phủ để vượt qua sóng gió tài chính.
Một số ngân hàng ít bị ảnh hưởng như Standard Chartered, Barclays, Deutsche Bank và Nomura cũng đang tham gia cuộc đua với các kế hoạch tuyển dụng hấp dẫn.
Không giống như châu Âu hoặc Mỹ - nơi công luận vẫn phản đối mạnh mẽ các khoản lương thưởng khổng lồ cho ban giám đốc các ngân hàng, bất chấp hoạt động thua lỗ - cuộc chiến giành giật nhân tài ở châu Á ít bị soi mói hơn và vì vậy diễn ra rất khắc nghiệt.
Các chuyên gia cho biết, một giám đốc ngân hàng nếu chứng minh sẽ tạo ra lợi nhuận ở thị trường Trung Quốc có thể được mời chào gói lương thưởng lên tới 10 triệu USD/năm một cách dễ dàng. Đây là một dấu hiệu cho thấy cam kết của các tập đoàn tài chính ngân hàng hạn chế tình trạng thưởng vô tội vạ dường như đã bị lãng quên.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, hầu hết các ngân hàng đều phải hứa sẽ giảm lương cho bộ máy quản lý, gắn tiền thưởng với kết quả hoạt động dài hạn và chấm dứt các điều khoản vô lý trong hợp đồng lao động, chẳng hạn coi chuyện thưởng cuối năm là điều tất nhiên.
Các nhân viên nhân sự cho biết, họ buộc phải đưa ra những mức lương thưởng hấp dẫn nhằm thu hút nhân viên tài năng để tranh thủ cơ hội làm ăn ở những thị trường ngân hàng hấp dẫn nhất thế giới trong khu vực, như Trung Quốc hay Australia, hai nền kinh tế vượt qua khủng hoảng khá nhanh chóng./.
Theo các chuyên gia tuyển dụng và chuyên gia phân tích trên thị trường ngân hàng, sự thiếu hụt về nhân lực cấp cao cộng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tái thiết và mở rộng hoạt động ở khu vực phát triển năng động này, đã đẩy mức lương thưởng trong ngành lên ngang bằng với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Trong số các tập đoàn đang tìm cách củng cố hệ thống nhân viên tại châu Á-Thái Bình Dương có Citigroup, Bank of America, Merrill Lynch và UBS. Đây là những ngân hàng ít nhiều nhận được tiền hỗ trợ của chính phủ để vượt qua sóng gió tài chính.
Một số ngân hàng ít bị ảnh hưởng như Standard Chartered, Barclays, Deutsche Bank và Nomura cũng đang tham gia cuộc đua với các kế hoạch tuyển dụng hấp dẫn.
Không giống như châu Âu hoặc Mỹ - nơi công luận vẫn phản đối mạnh mẽ các khoản lương thưởng khổng lồ cho ban giám đốc các ngân hàng, bất chấp hoạt động thua lỗ - cuộc chiến giành giật nhân tài ở châu Á ít bị soi mói hơn và vì vậy diễn ra rất khắc nghiệt.
Các chuyên gia cho biết, một giám đốc ngân hàng nếu chứng minh sẽ tạo ra lợi nhuận ở thị trường Trung Quốc có thể được mời chào gói lương thưởng lên tới 10 triệu USD/năm một cách dễ dàng. Đây là một dấu hiệu cho thấy cam kết của các tập đoàn tài chính ngân hàng hạn chế tình trạng thưởng vô tội vạ dường như đã bị lãng quên.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, hầu hết các ngân hàng đều phải hứa sẽ giảm lương cho bộ máy quản lý, gắn tiền thưởng với kết quả hoạt động dài hạn và chấm dứt các điều khoản vô lý trong hợp đồng lao động, chẳng hạn coi chuyện thưởng cuối năm là điều tất nhiên.
Các nhân viên nhân sự cho biết, họ buộc phải đưa ra những mức lương thưởng hấp dẫn nhằm thu hút nhân viên tài năng để tranh thủ cơ hội làm ăn ở những thị trường ngân hàng hấp dẫn nhất thế giới trong khu vực, như Trung Quốc hay Australia, hai nền kinh tế vượt qua khủng hoảng khá nhanh chóng./.
Vũ Hội (Vietnam+)