Sự bất ổn định của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở châu Âu, đã tác động mạnhđến dòng tín nhiệm tại thị trường Đông Á. Sự tăng trưởng chậm lại của các nềnkinh tế tại khu vực này được thể hiện rõ nhất trong hoạt động sản xuất côngnghiệp và xuất khẩu hàng điện tử.
Dựa trên cơ sở các dự báo tăng trưởng kinh tế, WB nhận định mặc dù 38 triệungười ở các nước Đông Á đang phát triển có thể thoát khỏi đói nghèo vào cuối nămnay nhờ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm trước đó; tuy nhiên, thành quảnày đang bị đe dọa do tăng trưởng kinh tế dần chậm lại cùng với những thiệt hạido thiên tai.
Hậu quả lũ lụt trên toàn khu vực đã làm triển vọng kinh tế nhiều nước Đông Ácàng thêm ảm đạm. Điển hình là tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của TháiLan năm nay có thể giảm xuống 2,4% do lũ lụt trên diện rộng ở khắp nước này.
Nhà kinh tế trưởng của WB về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Bert Hofmannhấn mạnh để vượt qua các tác động của thảm hoạ tự nhiên và bất ổn kinh tế toàncầu, các nước Đông Á đang phát triển cần tư duy lại việc lựa chọn chính sách.
Về ngắn hạn, các nước này cần ưu tiên tái lập sự cân bằng giữa thúc đẩy tăngtrưởng và các nỗ lực đối phó với tác động của bất ổn định kinh tế toàn cầu cũngnhư thảm họa tự nhiên. Điều này có thể giúp các nước Đông Á luôn sẵn sàng hànhđộng khi các cơn sốc kinh tế tiêu cực nổi lên.
Ngoài ra, để vượt qua hiện trạng bất ổn định kinh tế toàn cầu, các nước thunhập trung bình ở Đông Á cũng cần thúc đẩy các gói tài chính kích thích tăngtrưởng kinh tế trung và dài hạn.
Theo đó, chính phủ các nước này cần tập trungthúc đẩy các cải tổ kinh tế để nâng cao năng suất cũng như nhu cầu trong nước,đồng thời đầu tư nhiều hơn vào quản lý và ngăn ngừa thảm họa tự nhiên./.