Khởi đầu năm 2012, các nhà đầu tư vẫn có tâm lý thận trọng khi các số liệu mới cho thấy khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn dai dẳng.
Ngày 3/1, các ngân hàng đã gửi qua đêm 453 tỷ euro (591 tỷ USD) vào Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), phá vỡ kỷ lục trong tuần trước. Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy các ngân hàng đã sẵn sàng hơn trong việc gửi tiền vào ECB để cho vay hỗ trợ nền kinh tế, trong lúc chờ đợi những diễn biến rõ ràng hơn của cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng kỷ lục mới trong số tiền gửi vào ECB đã cho thấy sự tin cậy giữa các ngân hàng vẫn chưa trở lại và thị trường liên ngân hàng vẫn không hoạt động. Trong tháng trước, ECB đã cung cấp 489 tỷ euro các khoản vay lãi suất thấp trong 3 năm cho các ngân hàng khu vực. Với số tiền gửi vào ECB đạt kỷ lục mới, hầu hết khoản tiền mà ECB đã cấp đã được hoàn lại.
Trong khi đó, trong đợt phát hành vừa qua đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm, Đức đã huy động được 4 tỷ euro với mức lãi suất 1,93%, thấp hơn so với đợt phát hành trong tháng 11/2011, khi sự kém nhiệt tình của các nhà đầu tư đã gây lo ngại khủng hoảng nợ đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Các nhà giao dịch đã chào đón sự thành công của đợt phát hành mới, với các thị trường chứng khoán tăng nhẹ và lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đợt phát hành mới nhất dù không tồi như đợt phát hành hồi tháng 11/2011, song vẫn cho thấy sự thận trọng của các nhà giao dịch. Sự chú ý của thị trường hiện đang dồn vào Pháp, nước đang hy vọng sẽ vay được 7-8 tỷ euro tại đợt đấu giá nợ dài hạn trong ngày 5/1.
[Eurozone sẽ bước sang năm 2012 với khó khăn lớn]
Các thị trường cũng phản ứng trước kết quả khảo sát đối với hoạt động của lĩnh vực tư ở Eurozone, theo đó Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 12 năm ngoái tăng so với tháng 11, lên 48,3 điểm. Mặc dù vậy, con số này (dưới 50 điểm) cho thấy xu hướng suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong hoạt động của lĩnh vực này. Do vậy, việc PMI tăng trong tháng 12/2011 đã không giúp làm giảm đáng kể lo ngại rằng Eurozone đang rơi vào suy thoái.
Trong khi sản lượng chế tạo của Đức tăng và của Pháp ổn định, của Italy và Tây Ban Nha lại giảm mạnh, khi hai nước này đang chịu sức ép nặng nề của núi nợ công. Trong bối cảnh u ám đang bao trùm khu vực, kinh tế Đức vẫn thể hiện vai trò đầu tàu, khi có thể tránh được suy thoái trong năm 2012 và tăng trưởng 2,2% trong năm 2013.
Trong vấn đề lạm phát, tỷ lệ này tại Eurozone dự kiến giảm xuống từ 3% trong tháng 11/2011 xuống 2,8% trong tháng 12/2011, lần giảm đầu tiên trong vòng 4 tháng qua, song vẫn cao hơn các mức mà ECB đánh giá là ổn định. Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng ECB sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong năm nay. Theo nhận định của giới phân tích kinh tế, ECB có thể sẽ hạ lãi suất từ 1% hiện nay xuống 0,75% trong quý I/2012./.
Ngày 3/1, các ngân hàng đã gửi qua đêm 453 tỷ euro (591 tỷ USD) vào Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), phá vỡ kỷ lục trong tuần trước. Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy các ngân hàng đã sẵn sàng hơn trong việc gửi tiền vào ECB để cho vay hỗ trợ nền kinh tế, trong lúc chờ đợi những diễn biến rõ ràng hơn của cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng kỷ lục mới trong số tiền gửi vào ECB đã cho thấy sự tin cậy giữa các ngân hàng vẫn chưa trở lại và thị trường liên ngân hàng vẫn không hoạt động. Trong tháng trước, ECB đã cung cấp 489 tỷ euro các khoản vay lãi suất thấp trong 3 năm cho các ngân hàng khu vực. Với số tiền gửi vào ECB đạt kỷ lục mới, hầu hết khoản tiền mà ECB đã cấp đã được hoàn lại.
Trong khi đó, trong đợt phát hành vừa qua đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm, Đức đã huy động được 4 tỷ euro với mức lãi suất 1,93%, thấp hơn so với đợt phát hành trong tháng 11/2011, khi sự kém nhiệt tình của các nhà đầu tư đã gây lo ngại khủng hoảng nợ đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Các nhà giao dịch đã chào đón sự thành công của đợt phát hành mới, với các thị trường chứng khoán tăng nhẹ và lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đợt phát hành mới nhất dù không tồi như đợt phát hành hồi tháng 11/2011, song vẫn cho thấy sự thận trọng của các nhà giao dịch. Sự chú ý của thị trường hiện đang dồn vào Pháp, nước đang hy vọng sẽ vay được 7-8 tỷ euro tại đợt đấu giá nợ dài hạn trong ngày 5/1.
[Eurozone sẽ bước sang năm 2012 với khó khăn lớn]
Các thị trường cũng phản ứng trước kết quả khảo sát đối với hoạt động của lĩnh vực tư ở Eurozone, theo đó Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 12 năm ngoái tăng so với tháng 11, lên 48,3 điểm. Mặc dù vậy, con số này (dưới 50 điểm) cho thấy xu hướng suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong hoạt động của lĩnh vực này. Do vậy, việc PMI tăng trong tháng 12/2011 đã không giúp làm giảm đáng kể lo ngại rằng Eurozone đang rơi vào suy thoái.
Trong khi sản lượng chế tạo của Đức tăng và của Pháp ổn định, của Italy và Tây Ban Nha lại giảm mạnh, khi hai nước này đang chịu sức ép nặng nề của núi nợ công. Trong bối cảnh u ám đang bao trùm khu vực, kinh tế Đức vẫn thể hiện vai trò đầu tàu, khi có thể tránh được suy thoái trong năm 2012 và tăng trưởng 2,2% trong năm 2013.
Trong vấn đề lạm phát, tỷ lệ này tại Eurozone dự kiến giảm xuống từ 3% trong tháng 11/2011 xuống 2,8% trong tháng 12/2011, lần giảm đầu tiên trong vòng 4 tháng qua, song vẫn cao hơn các mức mà ECB đánh giá là ổn định. Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng ECB sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong năm nay. Theo nhận định của giới phân tích kinh tế, ECB có thể sẽ hạ lãi suất từ 1% hiện nay xuống 0,75% trong quý I/2012./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)