Cho dù giới chức Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào vừa đưa ra quyết định hoãn triển khai dự án thủy điện Xayaburi gây nhiều tranh cãi tại Lào, nhưng vấn đề quan trọng được các chuyên gia quan tâm là làm thế nào để cân bằng sự phát triển với việc bảo vệ hệ thống sinh thái phong phú dọc sông Mekong một cách tốt nhất.
Trước ngày diễn ra hội nghị do Ủy hội sông Mekong tổ chức ở Campuchia tuần trước, các nhà môi trường đã cảnh báo dự án Xayaburi sẽ gây thảm họa cho 60 triệu cư dân sống dọc hạ nguồn con sông và việc Lào triển khai dự án này còn khởi đầu cho cuộc chạy đua xây dựng thêm 10 đập thủy điện nữa trên dòng chính của sông Mekong.
Các nhà hoạt động môi trường từ 106 quốc gia trên thế giới đã gửi đơn kêu gọi các nước tham dự cuộc họp trên hủy bỏ dự án Xayaburi, công trình sẽ ngăn chặn sự di cư của ít nhất 70 loại tôm cá.
Trong bối cảnh đó, các nước trong vùng cần nghiêm túc thực hiện nhiều bước để đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa dọc dòng sông đang là nguồn cung cấp nước và thủy sản cho hàng chục triệu người.
Tiến sỹ Eric Baran thuộc Trung tâm WorldFish nói: “Sự kết hợp đặc điểm của khu vực có tỷ lệ tôm cá di cư cao với việc có rất đông người sống dựa vào nguồn dinh dưỡng đó là rất đặc trưng, khiến cho việc xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong trở thành vấn đề ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực trong khu vực.”
Việc xây dựng đập thủy điện không chỉ là vấn đề liên quan đến môi trường hay chuyển dời các làng bản, mà ở phạm vi rộng lớn hơn nhiều.
[Chuyên gia Nhật sẽ đánh giá lại dự án Xayaburi]
Tiến sỹ Baran và các nhà nghiên cứu khác đã khảo sát ở lưu vực sông Mekong trong nhiều năm qua và họ phát hiện thấy dòng sông này có 781 loài tôm cá, chỉ đứng sau sông Amazon ở Nam Mỹ về độ phong phú.
Lượng tôm cá được người dân đánh bắt mỗi năm trong khu vực đạt khoảng 2,1 triệu tấn, tương đương khoảng 1/6 lượng cá nước ngọt đánh bắt được của thế giới.
Hiện cuộc sống của nhiều cộng đồng dư cư ở vùng Đông Bắc Thái Lan, miền Nam Việt Nam và toàn dân Campuchia phụ thuộc vào dòng sông.
Các nghiên cứu tại Campuchia cho thấy tôm cá nước ngọt chiếm tới 90% tổng lượng nguồn cung và đáp ứng 81% tổng lượng protein của xứ “chùa Tháp”.
Ông Baran tin rằng có thể còn có những loài thủy sinh mới chưa phát hiện ra, khi mà trong thập niên qua trung bình mỗi năm tìm ra thêm 28 loài mới. Cá tôm di cư chiếm trên 1/3 tổng số thủy sản được đánh bắt mỗi năm vì thế việc xây các con đập sẽ chặn dòng cá tôm đi kiếm ăn và sinh sản, phát triển.
Nếu đến năm 2030 có tất cả 88 đập thủy điện được xây dựng trên dòng sông thì sẽ có tới 81% khu vực trong lưu vực sông Mekong không còn tiếp cận được với luồng cá di cư.
Để có thể làm giảm những tác động bất lợi của đập thủy điện, các nhà khoa học gợi ý rằng các đập thủy điện chỉ nên được xây dựng trên những chi nhánh của dòng sông, và nên xây dựng chủ yếu tại phía thượng nguồn do tính đa dạng sinh học thường cao hơn ở hạ nguồn.
Nhằm đảm bảo đập không ảnh hưởng đến những vấn đề khác, độ cao của đập thủy điện không vượt quá 30 m để tạo điều kiện cho việc tạo dựng các cửa thoát cho cá tôm qua lại.
Tiến sỹ Baran nhấn mạnh sự cần thiết phải xây các đập thủy điện trên những dòng kênh do con người tạo ra hơn là trên dòng chảy tự nhiên của dòng sông. Đây là điều thường được các nước châu Âu, nhất là Pháp, thực hiện để làm giảm những tác động của dự án thủy điện.
Ngoài ra đập thủy điện phải là một công trình đa chức năng và trước khi triển khai cần tiến hành các bước đánh giá toàn diện, tính tới cả những mặt được và mất về thủy điện, môi trường và xã hội./.
Trước ngày diễn ra hội nghị do Ủy hội sông Mekong tổ chức ở Campuchia tuần trước, các nhà môi trường đã cảnh báo dự án Xayaburi sẽ gây thảm họa cho 60 triệu cư dân sống dọc hạ nguồn con sông và việc Lào triển khai dự án này còn khởi đầu cho cuộc chạy đua xây dựng thêm 10 đập thủy điện nữa trên dòng chính của sông Mekong.
Các nhà hoạt động môi trường từ 106 quốc gia trên thế giới đã gửi đơn kêu gọi các nước tham dự cuộc họp trên hủy bỏ dự án Xayaburi, công trình sẽ ngăn chặn sự di cư của ít nhất 70 loại tôm cá.
Trong bối cảnh đó, các nước trong vùng cần nghiêm túc thực hiện nhiều bước để đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa dọc dòng sông đang là nguồn cung cấp nước và thủy sản cho hàng chục triệu người.
Tiến sỹ Eric Baran thuộc Trung tâm WorldFish nói: “Sự kết hợp đặc điểm của khu vực có tỷ lệ tôm cá di cư cao với việc có rất đông người sống dựa vào nguồn dinh dưỡng đó là rất đặc trưng, khiến cho việc xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong trở thành vấn đề ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực trong khu vực.”
Việc xây dựng đập thủy điện không chỉ là vấn đề liên quan đến môi trường hay chuyển dời các làng bản, mà ở phạm vi rộng lớn hơn nhiều.
[Chuyên gia Nhật sẽ đánh giá lại dự án Xayaburi]
Tiến sỹ Baran và các nhà nghiên cứu khác đã khảo sát ở lưu vực sông Mekong trong nhiều năm qua và họ phát hiện thấy dòng sông này có 781 loài tôm cá, chỉ đứng sau sông Amazon ở Nam Mỹ về độ phong phú.
Lượng tôm cá được người dân đánh bắt mỗi năm trong khu vực đạt khoảng 2,1 triệu tấn, tương đương khoảng 1/6 lượng cá nước ngọt đánh bắt được của thế giới.
Hiện cuộc sống của nhiều cộng đồng dư cư ở vùng Đông Bắc Thái Lan, miền Nam Việt Nam và toàn dân Campuchia phụ thuộc vào dòng sông.
Các nghiên cứu tại Campuchia cho thấy tôm cá nước ngọt chiếm tới 90% tổng lượng nguồn cung và đáp ứng 81% tổng lượng protein của xứ “chùa Tháp”.
Ông Baran tin rằng có thể còn có những loài thủy sinh mới chưa phát hiện ra, khi mà trong thập niên qua trung bình mỗi năm tìm ra thêm 28 loài mới. Cá tôm di cư chiếm trên 1/3 tổng số thủy sản được đánh bắt mỗi năm vì thế việc xây các con đập sẽ chặn dòng cá tôm đi kiếm ăn và sinh sản, phát triển.
Nếu đến năm 2030 có tất cả 88 đập thủy điện được xây dựng trên dòng sông thì sẽ có tới 81% khu vực trong lưu vực sông Mekong không còn tiếp cận được với luồng cá di cư.
Để có thể làm giảm những tác động bất lợi của đập thủy điện, các nhà khoa học gợi ý rằng các đập thủy điện chỉ nên được xây dựng trên những chi nhánh của dòng sông, và nên xây dựng chủ yếu tại phía thượng nguồn do tính đa dạng sinh học thường cao hơn ở hạ nguồn.
Nhằm đảm bảo đập không ảnh hưởng đến những vấn đề khác, độ cao của đập thủy điện không vượt quá 30 m để tạo điều kiện cho việc tạo dựng các cửa thoát cho cá tôm qua lại.
Tiến sỹ Baran nhấn mạnh sự cần thiết phải xây các đập thủy điện trên những dòng kênh do con người tạo ra hơn là trên dòng chảy tự nhiên của dòng sông. Đây là điều thường được các nước châu Âu, nhất là Pháp, thực hiện để làm giảm những tác động của dự án thủy điện.
Ngoài ra đập thủy điện phải là một công trình đa chức năng và trước khi triển khai cần tiến hành các bước đánh giá toàn diện, tính tới cả những mặt được và mất về thủy điện, môi trường và xã hội./.
Ngọc Tiến (TTXVN/Vietnam+)