Năng lượng hạt nhân chỉ chiếm chưa đầy 3% sản lượng điện tại châu Phi, nhưng kể từ khi giá dầu thô tăng cao trong giai đoạn 2003-2004, các nước châu Phi đã bắt đầu ngày càng quan tâm đến nguồn năng lượng này.
Rất nhiều quốc gia đã quyết định đề ra các chương trình để có năng lượng hạt nhân như Ai Cập muốn xây dựng một nhà máy điện hạt nhân vào năm 2020 với công suất 1.000MGw bên bờ Địa Trung Hải. Theo gương Ai Cập, nhiều nhà máy điện hạt nhân khác sẽ mọc lên tại lục địa đen trong những thập kỷ tới.
Maroco đã có lò phản ứng hạt nhân nhằm chuẩn bị cho giai đoạn đưa năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện vào năm 2017. Những nghiên cứu đã được thực hiện cùng với sự hợp tác của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để chọn lựa và chất lượng kỹ thuật cho các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Angola, Nigeria, thậm chí là Namibia và Senegal đều dự định sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân trong những năm tới.
Tập đoàn Areva, Pháp, rất quan tâm tham gia dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ai Cập. Tập đoàn này cũng đang tìm kiếm những cơ hội tại Đông Phi để đầu tư sản xuất năng lượng hạt nhân và tham gia đấu thầu để giành những hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Tanzania.
Nam Phi hiện có hai lò phản ứng hạt nhân công nghệ PWR có công suất 9.000MGw mỗi lò, sản xuất 5% tổng sản lượng điện của nước này. Nam Phi có ý định nối lại chương trình hạt nhân sau khi đã rời bỏ năm 2008. Trên thực tế, Nam Phi đã thông báo ý định có sáu lò phản ứng hạt nhân công suất 1.600MGw từ nay đến năm 2023.
Tập đoàn Eskom của Nam Phi chuyên sản xuất và phân phối điện đã bỏ dở mọi dự án xây dựng và hiện đại hóa mạng lưới điện từ năm 2008 do thiếu các công cụ tài chính.
Algeria cũng đã xác nhận xây dựng hai lò phản ứng để phát triển năng lượng hạt nhân.
Các chuyên gia của Algeria và Nam Phi trong lĩnh vực hạt nhân hồi tháng 10/2010 đã ký một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Algeria đã quyết định để Nam Phi xây dựng thêm hai lò phản ứng với tổng công suất 3.400MGw từ nay đến năm 2027.
Algeria và Nam Phi đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Algeria cũng đã có những thỏa thuận hạt nhân với Argentina, Trung Quốc, Pháp và Mỹ.
Algeria cũng đã đàm phán với các nước này để xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tương lai nhưng chưa đạt được một thỏa thuận nào./.
Rất nhiều quốc gia đã quyết định đề ra các chương trình để có năng lượng hạt nhân như Ai Cập muốn xây dựng một nhà máy điện hạt nhân vào năm 2020 với công suất 1.000MGw bên bờ Địa Trung Hải. Theo gương Ai Cập, nhiều nhà máy điện hạt nhân khác sẽ mọc lên tại lục địa đen trong những thập kỷ tới.
Maroco đã có lò phản ứng hạt nhân nhằm chuẩn bị cho giai đoạn đưa năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện vào năm 2017. Những nghiên cứu đã được thực hiện cùng với sự hợp tác của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để chọn lựa và chất lượng kỹ thuật cho các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Angola, Nigeria, thậm chí là Namibia và Senegal đều dự định sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân trong những năm tới.
Tập đoàn Areva, Pháp, rất quan tâm tham gia dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ai Cập. Tập đoàn này cũng đang tìm kiếm những cơ hội tại Đông Phi để đầu tư sản xuất năng lượng hạt nhân và tham gia đấu thầu để giành những hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Tanzania.
Nam Phi hiện có hai lò phản ứng hạt nhân công nghệ PWR có công suất 9.000MGw mỗi lò, sản xuất 5% tổng sản lượng điện của nước này. Nam Phi có ý định nối lại chương trình hạt nhân sau khi đã rời bỏ năm 2008. Trên thực tế, Nam Phi đã thông báo ý định có sáu lò phản ứng hạt nhân công suất 1.600MGw từ nay đến năm 2023.
Tập đoàn Eskom của Nam Phi chuyên sản xuất và phân phối điện đã bỏ dở mọi dự án xây dựng và hiện đại hóa mạng lưới điện từ năm 2008 do thiếu các công cụ tài chính.
Algeria cũng đã xác nhận xây dựng hai lò phản ứng để phát triển năng lượng hạt nhân.
Các chuyên gia của Algeria và Nam Phi trong lĩnh vực hạt nhân hồi tháng 10/2010 đã ký một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Algeria đã quyết định để Nam Phi xây dựng thêm hai lò phản ứng với tổng công suất 3.400MGw từ nay đến năm 2027.
Algeria và Nam Phi đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Algeria cũng đã có những thỏa thuận hạt nhân với Argentina, Trung Quốc, Pháp và Mỹ.
Algeria cũng đã đàm phán với các nước này để xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tương lai nhưng chưa đạt được một thỏa thuận nào./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)