Hội nghị Belgrade một lần nữa khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác và đổi mới Phong trào Không liên kết (NAM) trước những thách thức của tình hình mới.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng các nước thành viên NAM, đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN có mặt tại Belgrade ngày 6/9.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nêu rõ sau 50 năm, các nước thành viên NAM lại tập hợp tại nơi đã khai sinh ra phong trào để cùng ôn lại quá trình phát triển thăng trầm của tổ chức thời gian qua và cùng hướng về con đường phát triển trong tương lai.
Đây là hội nghị chính thức của NAM, nhưng được tổ chức ở Serbia, hiện là nước quan sát viên. Chính vì thế, các nước Không liên kết và nước chủ nhà đã quyết định không thông qua bất kỳ văn kiện nào.
Hội nghị nhằm tôn vinh nơi thành lập NAM là thành phố Belgrade và tập trung đánh giá tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, thảo luận những thách thức mới đối phong trào cũng như các biện pháp tăng cường sự đoàn kết, tính năng động và vai trò của tổ chức trong bối cảnh quốc tế mới.
Các bài phát biểu tại hội nghị đều có chung định hướng trên và ủng hộ định hướng đó.
Về vai trò của NAM trong 50 năm qua, theo Thứ trưởng Lê Lương Minh, tổ chức là một tập hợp lực lượng đặc biệt ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Các nước mới giành độc lập có sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng, chế độ chính trị xã hội nhưng có chung nhu cầu đoàn kết trong một tập hợp lực lượng rộng rãi để giúp nhau giữ gìn độc lập, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để tồn tại và phát triển.
Trong Chiến tranh Lạnh, NAM đã đóng vai trò quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thúc đẩy giải trừ quân bị và thành lập các khu vực hòa bình và phi hạt nhân.
Phong trào đã cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và bảo vệ độc lập dân tộc, là lực lượng quan trọng đấu tranh đòi thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới và trật tự thông tin quốc tế mới.
Phong trào cũng có những đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp và xung đột giữa các nước thành viên bằng biện pháp hòa bình.
Sau Chiến tranh Lạnh, NAM đã gặp những khó khăn nhất định ở thời kỳ đầu trong việc xác định lại mục tiêu cho hoạt động khi thế giới không còn hai cực.
Tình hình lúc đó cho thấy các nước đang phát triển tiếp tục đứng trước nguy cơ can thiệp và áp đặt có hại cho độc lập, chủ quyền và lợi ích của mình. Do vậy, phong trào tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu là một tập hợp lực lượng chính trị hùng hậu, là diễn đàn quan trọng để các nước Không liên kết có được tiếng nói chung đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển.
Như vậy có thể khẳng định rằng sau hơn 50 năm, trải qua những thăng trầm của lịch sử, NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản của mình, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển; có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới.
Về vai trò và sự đóng góp của Việt Nam cho NAM, Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh bằng tấm gương sáng và thắng lợi của sự nghiệp chống ngoại xâm của mình, Việt Nam đã sớm gắn bó và đóng góp vào những mục tiêu và quá trình phát triển của NAM.
Việt Nam đã tham dự Hội nghị Á-Phi năm 1955 tại Indonesia, tiền thân của NAM, đã góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của phong trào.
Trong những năm 1960-1970, tuy chưa là thành viên chính thức của NAM, nhưng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh của các nước Không liên kết và đang phát triển thông qua việc đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chống đế quốc.
Từ năm 1976 tham gia NAM, Việt Nam luôn là thành viên có tiếng nói và vai trò trong phong trào; phối hợp chặt chẽ với với các lực lượng tích cực tăng cường đoàn kết, đề cao vai trò của phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ trương tích cực và chủ động hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách hiệu quả, thực chất vào công việc của NAM theo một số hướng chính sau:
Tích cực phối hợp cùng các nước Không liên kết phấn đấu duy trì hòa bình quốc tế thông qua việc thúc đẩy đối thoại, ngăn ngừa xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế;
Thúc đẩy tình đoàn kết của Phong trào, cùng các nước Không liên kết đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và các vấn đề quan tâm chung như giải trừ quân bị, phát triển và quyền con người, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng... nhằm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích an ninh, phát triển của nước ta và các nước đang phát triển tại các diễn đàn đa phương;
Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển, trong đó các nước Không liên kết làm chủ các chiến lược phát triển quốc gia;
Thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc và các thể chế quốc tế khác nhằm ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và phục vụ lợi ích của các nước thành viên, đặc biệt các nước đang phát triển./.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng các nước thành viên NAM, đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN có mặt tại Belgrade ngày 6/9.
Thứ trưởng Lê Lương Minh nêu rõ sau 50 năm, các nước thành viên NAM lại tập hợp tại nơi đã khai sinh ra phong trào để cùng ôn lại quá trình phát triển thăng trầm của tổ chức thời gian qua và cùng hướng về con đường phát triển trong tương lai.
Đây là hội nghị chính thức của NAM, nhưng được tổ chức ở Serbia, hiện là nước quan sát viên. Chính vì thế, các nước Không liên kết và nước chủ nhà đã quyết định không thông qua bất kỳ văn kiện nào.
Hội nghị nhằm tôn vinh nơi thành lập NAM là thành phố Belgrade và tập trung đánh giá tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, thảo luận những thách thức mới đối phong trào cũng như các biện pháp tăng cường sự đoàn kết, tính năng động và vai trò của tổ chức trong bối cảnh quốc tế mới.
Các bài phát biểu tại hội nghị đều có chung định hướng trên và ủng hộ định hướng đó.
Về vai trò của NAM trong 50 năm qua, theo Thứ trưởng Lê Lương Minh, tổ chức là một tập hợp lực lượng đặc biệt ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Các nước mới giành độc lập có sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng, chế độ chính trị xã hội nhưng có chung nhu cầu đoàn kết trong một tập hợp lực lượng rộng rãi để giúp nhau giữ gìn độc lập, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để tồn tại và phát triển.
Trong Chiến tranh Lạnh, NAM đã đóng vai trò quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thúc đẩy giải trừ quân bị và thành lập các khu vực hòa bình và phi hạt nhân.
Phong trào đã cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và bảo vệ độc lập dân tộc, là lực lượng quan trọng đấu tranh đòi thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới và trật tự thông tin quốc tế mới.
Phong trào cũng có những đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp và xung đột giữa các nước thành viên bằng biện pháp hòa bình.
Sau Chiến tranh Lạnh, NAM đã gặp những khó khăn nhất định ở thời kỳ đầu trong việc xác định lại mục tiêu cho hoạt động khi thế giới không còn hai cực.
Tình hình lúc đó cho thấy các nước đang phát triển tiếp tục đứng trước nguy cơ can thiệp và áp đặt có hại cho độc lập, chủ quyền và lợi ích của mình. Do vậy, phong trào tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu là một tập hợp lực lượng chính trị hùng hậu, là diễn đàn quan trọng để các nước Không liên kết có được tiếng nói chung đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển.
Như vậy có thể khẳng định rằng sau hơn 50 năm, trải qua những thăng trầm của lịch sử, NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản của mình, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển; có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới.
Về vai trò và sự đóng góp của Việt Nam cho NAM, Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh bằng tấm gương sáng và thắng lợi của sự nghiệp chống ngoại xâm của mình, Việt Nam đã sớm gắn bó và đóng góp vào những mục tiêu và quá trình phát triển của NAM.
Việt Nam đã tham dự Hội nghị Á-Phi năm 1955 tại Indonesia, tiền thân của NAM, đã góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của phong trào.
Trong những năm 1960-1970, tuy chưa là thành viên chính thức của NAM, nhưng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh của các nước Không liên kết và đang phát triển thông qua việc đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chống đế quốc.
Từ năm 1976 tham gia NAM, Việt Nam luôn là thành viên có tiếng nói và vai trò trong phong trào; phối hợp chặt chẽ với với các lực lượng tích cực tăng cường đoàn kết, đề cao vai trò của phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ trương tích cực và chủ động hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách hiệu quả, thực chất vào công việc của NAM theo một số hướng chính sau:
Tích cực phối hợp cùng các nước Không liên kết phấn đấu duy trì hòa bình quốc tế thông qua việc thúc đẩy đối thoại, ngăn ngừa xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế;
Thúc đẩy tình đoàn kết của Phong trào, cùng các nước Không liên kết đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và các vấn đề quan tâm chung như giải trừ quân bị, phát triển và quyền con người, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng... nhằm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích an ninh, phát triển của nước ta và các nước đang phát triển tại các diễn đàn đa phương;
Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển, trong đó các nước Không liên kết làm chủ các chiến lược phát triển quốc gia;
Thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc và các thể chế quốc tế khác nhằm ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và phục vụ lợi ích của các nước thành viên, đặc biệt các nước đang phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)