Ngày 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley tuyên bố, Mỹ hy vọng Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sớm thông qua nghị quyết trừng phạt Iran vì vấn đề hạt nhân của nước này.
Ông Crowley cho biết Mỹ đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các bên khác nhau nhằm đạt được nhất trí về những chi tiết cụ thể trong nghị quyết trừng phạt "sớm nhất có thể."
Tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Israel Dan Meridor ngày 26/4 tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng bế tắc trong vấn đề hạt nhân của Iran và cho rằng đã đến lúc cân nhắc "không chỉ đối thoại, mà cả gây sức ép."
Ông Okada đưa ra ý kiến này sau khi Phó Thủ tướng Israel kêu gọi Nhật Bản, nước hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, hợp tác để Hội đồng bảo an nhanh chóng thông qua nghị quyết trừng phạt Iran.
Cùng ngày, Bosnia, một nước ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, cũng bày tỏ sẽ ủng hộ Mỹ và các nước phương Tây trong việc áp đặt trừng phạt Iran.
Theo thông cáo từ Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Bosnia, trong cuộc gặp ngày 26/4 tại Sarajevo với Ngoại trưởng Iran Manouchehr Mottaki đang ở thăm Bosnia, Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Bosnia Haris Silajdzic nói rằng, việc trở thành thành viên đầy đủ của NATO và Liên minh châu Âu càng sớm càng tốt là mục tiêu chiến lược của Bosnia, do đó nước này phải chú trọng những lợi ích chiến lược liên quan đến an ninh và công dân của mình trong khi đưa ra những quyết định tại các diễn đàn quốc tế, bao gồm Hội đồng bảo an.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 26/4 cũng đưa ra tuyên bố được xem là công kích mạnh mẽ nhất của ông đối với Iran trong vấn đề hạt nhân, đồng thời xác nhận lại Mátxcơva có thể ủng hộ trừng phạt Tehran nếu tất cả các biện pháp khác không mang lại kết quả.
Phát biểu trên một kênh truyền hình Đan Mạch nhân chuyến thăm nước này, Tổng thống Medvedev cho rằng Iran chưa thể hiện kiềm chế trong vấn đề hạt nhân như yêu cầu và đang hành động vô trách nhiệm.
Theo ông Medvedev, nếu tình trạng này tiếp diễn thì không thể loại trừ bất cứ khả năng nào, kể cả các biện pháp trừng phạt.
Trái với những quan điểm trên, Brazil - nước ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, phản đối trừng phạt Iran và ủng hộ quyền của nước này sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani tại Tehran, Ngoại trưởng Brazil Celso Amorim khẳng định Iran có quyền sản xuất hạt nhân phục vụ các mục đích hòa bình, các biện pháp trừng phạt sẽ là tiêu cực và không mang lại kết quả.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad ngày 26/4 chỉ trích mạnh mẽ việc phương Tây ráo riết thúc đẩy trừng phạt nước này.
Trong một phát biểu tại Tehran, Tổng thống Ahmadinejad cho rằng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an mang lại cho Mỹ và các nước ủy viên thường trực nhiều quyền hạn hơn các nước thành viên khác, và các nước này sử dụng quyền đó làm công cụ để ngăn cản và phá hủy quy luật phát triển tự nhiên của con người./.
Ông Crowley cho biết Mỹ đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các bên khác nhau nhằm đạt được nhất trí về những chi tiết cụ thể trong nghị quyết trừng phạt "sớm nhất có thể."
Tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Israel Dan Meridor ngày 26/4 tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng bế tắc trong vấn đề hạt nhân của Iran và cho rằng đã đến lúc cân nhắc "không chỉ đối thoại, mà cả gây sức ép."
Ông Okada đưa ra ý kiến này sau khi Phó Thủ tướng Israel kêu gọi Nhật Bản, nước hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, hợp tác để Hội đồng bảo an nhanh chóng thông qua nghị quyết trừng phạt Iran.
Cùng ngày, Bosnia, một nước ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, cũng bày tỏ sẽ ủng hộ Mỹ và các nước phương Tây trong việc áp đặt trừng phạt Iran.
Theo thông cáo từ Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Bosnia, trong cuộc gặp ngày 26/4 tại Sarajevo với Ngoại trưởng Iran Manouchehr Mottaki đang ở thăm Bosnia, Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Bosnia Haris Silajdzic nói rằng, việc trở thành thành viên đầy đủ của NATO và Liên minh châu Âu càng sớm càng tốt là mục tiêu chiến lược của Bosnia, do đó nước này phải chú trọng những lợi ích chiến lược liên quan đến an ninh và công dân của mình trong khi đưa ra những quyết định tại các diễn đàn quốc tế, bao gồm Hội đồng bảo an.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 26/4 cũng đưa ra tuyên bố được xem là công kích mạnh mẽ nhất của ông đối với Iran trong vấn đề hạt nhân, đồng thời xác nhận lại Mátxcơva có thể ủng hộ trừng phạt Tehran nếu tất cả các biện pháp khác không mang lại kết quả.
Phát biểu trên một kênh truyền hình Đan Mạch nhân chuyến thăm nước này, Tổng thống Medvedev cho rằng Iran chưa thể hiện kiềm chế trong vấn đề hạt nhân như yêu cầu và đang hành động vô trách nhiệm.
Theo ông Medvedev, nếu tình trạng này tiếp diễn thì không thể loại trừ bất cứ khả năng nào, kể cả các biện pháp trừng phạt.
Trái với những quan điểm trên, Brazil - nước ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, phản đối trừng phạt Iran và ủng hộ quyền của nước này sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani tại Tehran, Ngoại trưởng Brazil Celso Amorim khẳng định Iran có quyền sản xuất hạt nhân phục vụ các mục đích hòa bình, các biện pháp trừng phạt sẽ là tiêu cực và không mang lại kết quả.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad ngày 26/4 chỉ trích mạnh mẽ việc phương Tây ráo riết thúc đẩy trừng phạt nước này.
Trong một phát biểu tại Tehran, Tổng thống Ahmadinejad cho rằng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an mang lại cho Mỹ và các nước ủy viên thường trực nhiều quyền hạn hơn các nước thành viên khác, và các nước này sử dụng quyền đó làm công cụ để ngăn cản và phá hủy quy luật phát triển tự nhiên của con người./.
(TTXVN/Vietnam+)