Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các tỉnh nuôi nhiều cá tra trong vùng vừa xuất khẩu 53.000 tấn, nâng tổng lượng cá tra xuất trong năm 2011 lên 607.000 tấn. Tổng giá trị đạt trên 1,67 tỷ USD, vượt chỉ tiêu đề ra trên 50 triệu USD và cao hơn năm 2010 hơn 200 triệu USD.
Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long đưa 5.440ha mặt nước vào nuôi cá tra, nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ.
Các tỉnh không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng trên 10ha nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch đồng thời liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với nhà máy chế biến về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu. Sản lượng cả năm đạt trên 1,2 triệu tấn.
Ngoài xuất khẩu, các tỉnh tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng tiêu thụ nội địa các dạng sản phẩm tươi sống, phi lê, đông lạnh, băm viên...
Các tỉnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, bảo quản, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến; thường xuyên thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra tại thị trường trong nước, thế giới và tăng cường thông tin dự báo giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh sản xuất, tránh thua lỗ.
Các tỉnh cũng củng cố, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, cung ứng 2,6 tỷ con cá giống đạt chuẩn và 3 triệu tấn thức ăn cho người nuôi.
Khắc phục tình trạng thiếu cá tra giống chất lượng tốt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang triển khai kế hoạch nâng cấp 4 trung tâm sản xuất giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh thành các trung tâm giống cấp vùng tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và Thành phố Cần Thơ.
Đồng thời, Bộ đầu tư lắp lắp đặt cho mỗi tỉnh, thành phố trong 9 tỉnh, thành phố được qui hoạch nuôi cá tra là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ có một phòng thí nghiệm đầy đủ thiết bị tham chiếu, kiểm nghiệm chất lượng thức ăn, chế phẩm vi sinh, chất lượng sản phẩm và kiểm định chất lượng giống cá tra./.
Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long đưa 5.440ha mặt nước vào nuôi cá tra, nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ.
Các tỉnh không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng trên 10ha nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch đồng thời liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với nhà máy chế biến về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu. Sản lượng cả năm đạt trên 1,2 triệu tấn.
Ngoài xuất khẩu, các tỉnh tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng tiêu thụ nội địa các dạng sản phẩm tươi sống, phi lê, đông lạnh, băm viên...
Các tỉnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, bảo quản, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến; thường xuyên thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra tại thị trường trong nước, thế giới và tăng cường thông tin dự báo giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh sản xuất, tránh thua lỗ.
Các tỉnh cũng củng cố, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, cung ứng 2,6 tỷ con cá giống đạt chuẩn và 3 triệu tấn thức ăn cho người nuôi.
Khắc phục tình trạng thiếu cá tra giống chất lượng tốt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang triển khai kế hoạch nâng cấp 4 trung tâm sản xuất giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh thành các trung tâm giống cấp vùng tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và Thành phố Cần Thơ.
Đồng thời, Bộ đầu tư lắp lắp đặt cho mỗi tỉnh, thành phố trong 9 tỉnh, thành phố được qui hoạch nuôi cá tra là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ có một phòng thí nghiệm đầy đủ thiết bị tham chiếu, kiểm nghiệm chất lượng thức ăn, chế phẩm vi sinh, chất lượng sản phẩm và kiểm định chất lượng giống cá tra./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)