Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã chính thức bước vào vụ thu hoạch đại trà càphê niên vụ 2011-2012 nhưng theo đánh giá của Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, các tỉnh trong khu vực đang thiếu lao động trầm trọng để thu hoạch càphê.
Các niên vụ trước, các nông hộ dễ dàng thuê mướn nhân công từ các tỉnh đồng bằng lên làm thuê theo thời vụ thu hoạch càphê. Thế nhưng năm nay, tuy giá thuê nhân công tăng cao từ 120.000-150.000 đồng/ngày (tăng 40.000-60.000 đồng/ngày), nhưng vẫn khó tìm người để thuê thu hoạch càphê.
Do thiếu lao động để thu hoạch, nên ở nhiều vùng, bà con đành chấp nhận để càphê chín rụng đầy gốc, hoặc khi triển khai thu hoạch chỉ tuốt một lượt cả quả chín lẫn quả xanh, không thu hái chọn như các niên vụ trước, làm ảnh hưởng đến chất lượng càphê xuất khẩu.
Các vùng trọng điểm càphê của các tỉnh như Lâm Hà, Đức Trọng ở tỉnh Lâm Đồng; Đắk Min, Cư Jút, Đắk Song (Đắk Nông)... cũng do không thuê mướn được nhân công nên đã kéo dài thời gian thu hoạch, tăng thêm công bảo vệ hoặc khi thu hoạch chỉ tuốt một lượt càphê xanh, chín lẫn lộn.
Đắk Lắk là địa phương có diện tích càphê kinh doanh nhiều nhất nước, với trên 178.000ha, trong đó 85% diện tích này là của các nông hộ. Niên vụ này, nhiều nông hộ sản xuất kinh doanh càphê đã đầu tư mua sắm máy hái càphê bằng tay, không những giải quyết được tình trạng thiếu lao động mà còn đưa năng suất thu hoạch tăng lên gấp 4-5 lần so với thu hái bằng tay.
Anh Y Soái, ở thôn 4, xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar cho biết gia đình có 2ha càphê cho thu hoạch. Trước đây, mỗi khi bước vào vụ thu hoạch, gia đình phải thuê từ 8-10 lao động cộng với “lực lượng” lao động ở nhà thu hái liên tục trong 5 ngày mới hết. Nhưng từ ngày mua máy hái càphê bằng tay, gia đình chỉ thuê thêm hai lao động, mỗi lao động thu hái mỗi ngày từ 15 bao trở lên, còn thu hái bằng tay chỉ được 5-6 bao/lao động (mỗi bao 55-60kg).
Cũng theo anh Y Soái, thu hái càphê bằng máy vừa nhanh, vừa lợi công mà không gãy cành, rụng lá càphê so với tuốt bằng tay.
Các cơ sở sản xuất máy hái càphê Minh Phát, Vinh Long, ở thành phố Buôn Ma Thuột tuy mới đưa vào sản xuất, nhưng cũng đã bán ra thị trường trên 4.000 chiếc, phục vụ tốt yêu cầu thu hoạch càphê niên vụ này.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có trên 502.600ha càphê, trong đó có 466.900ha càphê cho sản phẩm, với sản lượng ước đạt trên 1 triệu tấn càphê nhân, trong đó tỉnh Đắk Lắk đạt trên 420.000 tấn./.
Các niên vụ trước, các nông hộ dễ dàng thuê mướn nhân công từ các tỉnh đồng bằng lên làm thuê theo thời vụ thu hoạch càphê. Thế nhưng năm nay, tuy giá thuê nhân công tăng cao từ 120.000-150.000 đồng/ngày (tăng 40.000-60.000 đồng/ngày), nhưng vẫn khó tìm người để thuê thu hoạch càphê.
Do thiếu lao động để thu hoạch, nên ở nhiều vùng, bà con đành chấp nhận để càphê chín rụng đầy gốc, hoặc khi triển khai thu hoạch chỉ tuốt một lượt cả quả chín lẫn quả xanh, không thu hái chọn như các niên vụ trước, làm ảnh hưởng đến chất lượng càphê xuất khẩu.
Các vùng trọng điểm càphê của các tỉnh như Lâm Hà, Đức Trọng ở tỉnh Lâm Đồng; Đắk Min, Cư Jút, Đắk Song (Đắk Nông)... cũng do không thuê mướn được nhân công nên đã kéo dài thời gian thu hoạch, tăng thêm công bảo vệ hoặc khi thu hoạch chỉ tuốt một lượt càphê xanh, chín lẫn lộn.
Đắk Lắk là địa phương có diện tích càphê kinh doanh nhiều nhất nước, với trên 178.000ha, trong đó 85% diện tích này là của các nông hộ. Niên vụ này, nhiều nông hộ sản xuất kinh doanh càphê đã đầu tư mua sắm máy hái càphê bằng tay, không những giải quyết được tình trạng thiếu lao động mà còn đưa năng suất thu hoạch tăng lên gấp 4-5 lần so với thu hái bằng tay.
Anh Y Soái, ở thôn 4, xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar cho biết gia đình có 2ha càphê cho thu hoạch. Trước đây, mỗi khi bước vào vụ thu hoạch, gia đình phải thuê từ 8-10 lao động cộng với “lực lượng” lao động ở nhà thu hái liên tục trong 5 ngày mới hết. Nhưng từ ngày mua máy hái càphê bằng tay, gia đình chỉ thuê thêm hai lao động, mỗi lao động thu hái mỗi ngày từ 15 bao trở lên, còn thu hái bằng tay chỉ được 5-6 bao/lao động (mỗi bao 55-60kg).
Cũng theo anh Y Soái, thu hái càphê bằng máy vừa nhanh, vừa lợi công mà không gãy cành, rụng lá càphê so với tuốt bằng tay.
Các cơ sở sản xuất máy hái càphê Minh Phát, Vinh Long, ở thành phố Buôn Ma Thuột tuy mới đưa vào sản xuất, nhưng cũng đã bán ra thị trường trên 4.000 chiếc, phục vụ tốt yêu cầu thu hoạch càphê niên vụ này.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có trên 502.600ha càphê, trong đó có 466.900ha càphê cho sản phẩm, với sản lượng ước đạt trên 1 triệu tấn càphê nhân, trong đó tỉnh Đắk Lắk đạt trên 420.000 tấn./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)