Chạy đua quyết liệt

Các ứng viên Tổng thống Pháp chạy đua quyết liệt

Với kết quả xấp xỉ tại cuộc bầu cử vòng 1, ông François Hollande và ông Nicolas Sarkozy bước vào cuộc đua mới "ngang sức ngang tài."
Với kết quả xấp xỉ tại vòng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp diễn ra ngày 22/4, hai ứng cử viên đứng đầu là François Hollande thuộc đảng Xã hội (PS - với 28,2% số phiếu bầu) và đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP - với 27% số phiếu ủng hộ) đang bước vào cuộc đua mới "ngang sức ngang tài." Cả ông Hollande và ông Sarkozy đều đang cố thuyết phục một bộ phận cử tri đã bỏ phiếu cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) và đảng trung dung MoDem quay sang ủng hộ mình trong vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 6/5. Hiện ứng cử viên PS François Hollande muốn biến "tập hợp" thành một ngôn từ mấu chốt trong giai đoạn vận động giữa hai vòng bầu cử. Ông Hollande mạnh mẽ tuyên bố cử tri Pháp "đã trao cho ông một vị trí tốt nhất để trở thành tổng thống tiếp theo của nền Cộng hòa" và theo ông, đó là "sự kiện lớn nhất" của bầu cử vòng một. Ông Hollande đang tiếp tục chiến lược "tích cực di chuyển thực địa" để tập hợp quần chúng ủng hộ. Và sự kiện được quan tâm nhất sẽ là cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai "kỳ phùng địch thủ" được phát trên truyền hình quốc gia. Ứng cử viên này cũng đã cho thành lập một ban chuyên trách soạn thảo nội dung tranh luận để phục vụ cho sự kiện trên. Trong khi đó, ứng viên đảng cánh hữu UMP, Tổng thống đương nhiệm Sarkozy, về sau đối thủ Hollande trong vòng một, cũng đang quyết liệt lôi kéo sự ủng hộ của cử tri. Theo giới bình luận Pháp, chiến lược của ông Sarkozy tập trung khai thác những chủ đề cố hữu như nhập cư, an ninh..., đã thất bại. Tuy vậy, ông Sarkozy vẫn tin là có thể lật ngược được thế cờ, khi trong vòng hai, tương quan lực lượng là "1 chọi 1," thay vì "9 chọi 1" như ở vòng đầu. Hiện ông Nicolas Sarkozy đang tìm cách chứng minh rằng ứng viên đảng Xã hội không đủ tầm cỡ lãnh đạo một quốc gia trong hoàn cảnh khó khăn như nước Pháp hiện nay. Cánh hữu còn dọa dẫm, với ông  Hollande làm tổng thống, nước Pháp có nguy cơ chung số phận như Hy Lạp. Trong vòng một vừa qua, toàn thể cánh tả đã tập hợp được gần 44% số phiếu ủng hộ, cao hơn so với con số 36% trong cuộc bầu cử năm 2007. Tuy nhiên, việc ứng cử viên Đảng Mặt trận Cánh tả Jean-Luc Mélenchon đạt được một kết quả thấp hơn khá nhiều so với mong đợi, cho thấy số phiếu tiếp sức từ ứng cử viên này cho ông Hollande ở vòng sau đã ít đi. Điều đáng nói nhất chính là "kỷ lục" số phiếu đạt được của ứng cử viên cực hữu, lãnh đạo Đảng Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen, một nhân tố có thể khiến mọi dự đoán cho kết quả vòng hai nghiêng về ông Hollande bị đảo ngược. Liên quan đến số cử tri đã ủng hộ ứng cử viên Francois Bayrou của phái trung dung MoDem, theo các cuộc thăm dò dư luận, khoảng 1/3 sẽ bỏ phiếu cho ông Hollande, 1/3 khác sẽ lựa chọn ông Xáccôdi, số còn lại chưa quyết định. Ước tính, ông Sarkozy có thể nhận được sự ủng hộ của khoảng 50-60% cử tri của cánh cực hữu FN và 25% của cử tri phái trung dung MoDem, nhưng tỷ lệ này chưa đủ để giúp ông vượt qua được ứng viên PS./.
Các ứng viên Tổng thống Pháp chạy đua quyết liệt ảnh 1
(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục